Phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô: Bắc sông Hồng và phía Tây Hà Nội

Trong định hướng nghiên cứu Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.

Đề xuất xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế

Phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Quy hoạch Thủ đô; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Luật Thủ đô (sửa đổi) là các nội dung rất quan trọng đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của Thủ đô.

Trên cơ sở kết quả thảo luận tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cơ bản thống nhất với Định hướng nghiên cứu Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội thống nhất điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là "Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065" như đề nghị của Bộ Xây dựng để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung Thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm).

Trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các cơ quan chuyên ngành của Thành phố cần bám sát các nội dung của Bộ Chính trị và các Nghị quyết, Kết luận liên quan khác của Trung ương và Bộ Chính trị.

Phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô: Bắc sông Hồng và phía Tây Hà Nội -0
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu việc chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải đảm bảo định hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc như tinh thần Nghị quyết số 15-NQ-TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị, đồng thời đề xuất một số sân bay trên địa bàn Thủ đô chuyển thành lưỡng dụng để phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài cho Thủ đô.

Đây sẽ là tiền đề tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế - xã hội đối với các khu vực của Thành phố. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu, tính toán định hướng phát triển Hà Nội với vai trò dẫn dắt, tạo sức mạnh lan tỏa trong Vùng Thủ đô bằng việc nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông kết nối liên vùng với các tỉnh như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… kể cả đường bộ và đường sắt.

Nghiên cứu các tiêu chí của "Thành phố kết nối toàn cầu"

Về Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị trong thời gian tới, Ban cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục nghiên cứu, rà soát nội dung Quy hoạch để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Cần đồng bộ, thống nhất về tổ chức không gian với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065). Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu bổ sung, nhấn mạnh hơn các yếu tố tiểu vùng văn hoá để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng thời, cần lưu ý một số nội dung như: Nghiên cứu các tiêu chí của "Thành phố kết nối toàn cầu" tại mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2045, làm cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đáp ứng các tiêu chí này.

Về chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; cần nhấn mạnh chính sách ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Về danh mục các dự án trọng điểm, đề nghị bổ sung thêm yêu cầu trong nghiên cứu, đề xuất các công trình văn hóa, kiến trúc cảnh quan đặc sắc của thời đại để có kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Về Báo cáo tình hình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến tham gia, đóng góp rất sâu sắc, có chất lượng tập trung vào 12 vấn đề Ban Cán sự đảng UBND thành phố trình xin ý kiến. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tổng hợp, tiếp thu đầy đủ những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị để tiếp tục hoàn thiện thêm một bước nữa dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó lưu ý một số vấn đề như nguyên tắc tiếp thu tối đa những nội dung có sự thống nhất cao.

Tiếp tục rà soát, tiếp thu, thể chế hóa tối đa những điểm đột phá, đặc thù tại các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội liên quan đến Thủ đô, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị trong thời gian qua về phát triển đô thị Việt Nam, về đất đai, về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng…

Phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô: Bắc sông Hồng và phía Tây Hà Nội -0
Phạm vi lập đồ án quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thủ đô trên 3.300 km2 (phần tô màu). Nguồn: Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

Theo Kế hoạch đã đề ra, dự kiến 3 nội dung nêu trên sẽ cố gắng trình Bộ Chính trị vào những tháng cuối năm 2023, thời gian còn lại không nhiều trong khi khối lượng công việc còn rất lớn, do đó, để đảm bảo tiến độ, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban cán sự đảng UBND Thành phố cần phải xây dựng kế hoạch với tiến độ chi tiết, cụ thể; phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân để bảo đảm công việc theo tiến độ đã đề ra.

5 trục phát triển Thủ đô giai đoạn mới gồm:

1.Trục không gian sông Hồng, lấy Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay.

2. Trục không gian Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

 3. Trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa xác lập không gian kiểm soát đặc biệt là tổ hợp các khu chức năng công cộng gắn với các công trình biểu tượng.

4. Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh.

 5. Trục không gian phía Nam kết nối không gian sinh thái với cụm du lịch tâm linh tại Mỹ Đức và Hà Nam.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.