Kiên Giang:

Phát động cuộc thi tìm hiểu tác phẩm “phòng, chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24.5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu về tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lính quân hàm xanh tìm hiểu tác phẩm “phòng, chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang triển khai cuộc thi tìm hiểu tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cục, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Căn cứ hướng dẫn số 381 của cục Chính trị về việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đảng bộ bộ đội biên phòng và toàn lực lượng, ngày 23.5.2023, Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 663 về Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về nội dung tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Theo đó, cuộc thi tổ chức ở 2 cấp, cấp phòng, văn phòng, đơn vị cơ sở và cấp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang. Đối tượng dự thi là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ trong toàn đơn vị.

Về hình thức thi, đối với cấp cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy sẽ có phần thi kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm.

Lính quân hàm xanh tìm hiểu tác phẩm “phòng, chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Kiên Giang tìm hiểu tác phẩm “phòng, chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đối với cấp Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, mỗi cơ quan, đơn vị thành lập đội thi gồm 3 thành viên, trong đó có một cán bộ là chỉ huy đơn vị. Các đội sẽ trải qua 2 phần thi như thi cấp cơ quan, đơn vị. Trong đó, phần thi kiến thức có 30 câu hỏi bằng hình thức trắc nghiệm; phần thi hùng biện các đội sẽ tự chọn chủ đề và cử đại diện trình bày phần hùng biện trong thời gian từ 7-10 phút.

Nội dung thi, cán bộ, chiến sĩ tập trung và trả lời các câu hỏi phần thi kiến thức và chủ đề hùng biện gắn liền với nội dung của tác phẩm tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó tập trung vào Bản chất, mục đích, ý nghĩa, kết quả, bài học được nêu trong tác phẩm; các bài viết, bài phát biểu cụ thể, bố cục của tác phẩm…

Về thời gian, Ban tổ chức cho biết, đối vớicấp cơ quan, đơn vị hoàn thành trước ngày 10.6.2023 và cấp Bộ Chỉ huy trước ngày 30.6.2023.

Lính quân hàm xanh tìm hiểu tác phẩm “phòng, chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đại tá Huỳnh Văn Đông – Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Kiên Giang phát biểu tại lễ phát động cuộc thi

Đại tá Huỳnh Văn Đông – Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Kiên Giang, chia sẻ: “Việc phát động, triển khai 2 cuộc thi và tổ chức thực hiện Thông tư số 29 của Bộ Quốc phòng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục, củng cố, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; thông tin đối ngoại, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo gắn với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân trong công tác của lực lượng Bộ đội Biên phòng nói chúng, BĐBP tỉnh nói riêng. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; củng cố hơn nữa niềm tin yêu, hình ảnh tốt đẹp của lực lượng BĐBP tỉnh đối với ủy đảng, chính quyền các cấp và trong quần chúng nhân dân”.

Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang cũng phát động cuộc thi viết với chủ đề “Công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền tỉnh Kiên Giang năm 2023” và triển khai, quán triệt Thông tư số 29 ngày 31.3.2023 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện biện pháp vận động quần chúng trong công tác của BĐBP đảm bảo mục đích, yêu cầu và chương trình đề ra.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.