NSƯT Bùi Công Duy được bổ nhiệm Giáo sư danh dự Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan

Chiều 26.4, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Bùi Công Duy chính thức được lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan bổ nhiệm học hàm Giáo dư danh dự của trường cùng hai nghệ sĩ, nhà sư phạm quốc tế khác.

Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Hiệu trưởng các trường nghệ thuật và Hội thảo quốc tế kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan với chủ đề “Văn hoá, Nghệ thuật và giáo dục trong bối cảnh hiện nay”, chiều 26.4 tại Kazakhstan, NSƯT Bùi Công Duy chính thức được lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan bổ nhiệm học hàm Giáo sư (GS) danh dự của trường.

Buổi lễ có sự chứng kiến của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kazakhstan Bà Phạm Thái Như Mai, Giám đốc Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan – NSND- GS Aiman Musakhajaeva, Hội đồng khoa học của trường cùng các Hiệu trưởng các trường nghệ thuật khác. Cũng nhân dịp này, GĐ Nhạc viện Tchaikovksy Alexander Sokolov nhận học vị Tiến sĩ khoa học danh dự của trường.

NSƯT Bùi Công Duy được bổ nhiệm Giáo sư danh dự Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan -0
Giám đốc Trường Đại học Quốc gia Nghệ thuật Kazakhstan GS. NSND Aiman Musakhajaeva trao học hàm Giáo sư danh dự cho NSƯT Bùi Công Duy

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đánh giá đây là sự ghi nhận và đánh giá rất cao của ban lãnh đạo trường ĐH Đại học Nghệ thuật Kazakhstan cũng như của giới âm nhạc các nước thuộc Liên Xô cũ dành cho NSƯT Bùi Công Duy bởi những cống hiến kiên trì, hiệu quả và những đóng góp to lớn của anh cho nghệ thuật nói chung, cho âm nhạc nói riêng và đặc biệt cho ngành biểu diễn đàn dây.

“Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam rất vinh dự khi có một đại diện, đó là NSƯT Bùi Công Duy được trao học hàm GS của ĐH Đại học Nghệ thuật Kazakhstan. Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, lĩnh vực âm nhạc nói riêng, một người Việt Nam được vinh danh, phong hàm GS tại các trường ĐH danh tiếng trên thế giới không nhiều. Từ khi NSND Đặng Thái Sơn được phong GS tại các Nhạc viện nổi tiếng trên thế giới đến nay, có lẽ trường hợp của Bùi Công Duy cũng có thể coi là đặc biệt, trường hợp hiếm gặp” - PGS-TS Lê Anh Tuấn nhận định.

NSƯT Bùi Công Duy được bổ nhiệm Giáo sư danh dự Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan -0
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Giám đốc Trường Đại học Quốc gia Nghệ thuật Kazakhstan GS. NSND Aiman Musakhajaeva và NSƯT Bùi Công Duy

Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói thêm trường phái biểu diễn đàn dây, cụ thể là trường phái biểu diễn đàn Violin của Liên Xô cũ, nước Nga ngày nay đã đào tạo ra rất nhiều nghệ sỹ biểu diễn Violin tài năng không chỉ cho nước Nga mà cho toàn thế giới, Bùi Công Duy rất may mắn được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp đỉnh cao của nước Nga.

Anh tỏa sáng và được bạn bè,đồng nghiệp trong giới biểu diễn Violin biết đến và luôn dành cho anh sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Ngoài các chương trình biểu diễn của Duy mang tầm quốc tế, anh còn tham gia đào tạo tài năng trẻ ngành biểu diễn Violin đã gặt hái được nhiều thành công.

NSƯT Bùi Công Duy được bổ nhiệm Giáo sư danh dự Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan -0
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kazakhstan bà Phạm Thái Như Mai tặng hoa cho NSƯT Bùi Công Duy

Theo thông tin từ Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan, việc phong học hàm GS trong lĩnh vực Violin từ trước đến giờ chỉ dành cho một vài cá nhân là những nhà sư phạm, nghệ sĩ xuất chúng như huyền thoại Violin thế giới Victor Tretyakov - người đoạt huy chương vàng cuộc thi danh giá Tchaikovksy năm 1966, Eduard Grach người đoạt giải thưởng Tchaikovksy năm 1962, Edward Schmieder nhà sư phạm nổi tiếng người Mỹ….

Trong những năm gần đây, NSƯT Bùi Công Duy đã nhiều lần được Trường ĐH NTQG Kazakhstan mời là thành viên Ban giám khảo tại các cuộc thi Violon quốc tế, đồng thời giảng dạy Masterclass và biểu diễn độc tấu với Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Kazakhstan.

Được biết, cuối tháng 3, đầu tháng 4-2023, Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan đã tổ chức họp Hội đồng Khoa học mở rộng, trình và được Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch phê duyệt bổ nhiệm học hàm GS danh dự tại Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan cho NSƯT Bùi Công Duy.

Chia sẻ ngay sau lễ bổ nhiệm, NSƯT Bùi Công Duy cho hay trở thành GS của Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan với anh là mong muốn từ lâu.

NSƯT Bùi Công Duy được bổ nhiệm Giáo sư danh dự Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan -0
NSƯT Bùi Công Duy phát biểu tại buổi lễ

“Các nhà sư phạm, huyền thoại violon thế giới mà tôi rất ngưỡng mộ đã được phong tặng tại đây và tôi thầm ước một ngày có thể được đứng ở vị trí này. Đối với tôi đây là một may mắn, một sự ghi nhận, động viên đặc ân lớn của Hội đồng khoa học Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan” – NSƯT Bùi Công Duy chia sẻ.

Nói thêm về công việc sau khi trở thành GS của Trường ĐH NTQG Kazakhstan, NSƯT Bùi Công Duy cho hay từ năm 2016 đến nay anh đã và đang tham gia giảng dạy trong hầu hết các lần công tác tại đây.

“Sắp tới nhà trường tiếp tục mời tôi sang tham gia công tác giảng dạy, biểu diễn. Dự kiến tôi sẽ tham gia với tư cách Chủ tịch Hội đồng chấm thi tốt nghiệp quốc gia cho các bậc trung cấp, đại học, thạc sĩ  sau đại học….

Công việc trong thời gian tới sẽ gắn liền với công tác chuyên môn sâu, đây là một cơ hội rất tốt đối với tôi để được trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm làm việc với các học sinh – sinh viên quốc tế. Là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm biểu diễn, giảng dạy với các đồng nghiệp tại Kazakhstan cũng như quốc tế” - NSƯT Bùi Công Duy nói.

Thành thạo tiếng Anh và Nga nên NSƯT Bùi Công Duy không bị rào cản về ngôn ngữ với các học sinh, sinh viên quốc tế. “Có lẽ vì vậy mà tôi rất dễ dàng cho việc chuyển tải các nội dung giảng dạy. Theo tôi được thông báo thì các học sinh sinh viên rất hứng thú với phương pháp giảng dạy của tôi theo hướng phân tích, giải phóng và lắng nghe cơ thể của mình. Điều này giúp tạo ra sự thoải mái tối đa cho vận hành của cơ thể để hướng tới hiệu quả tốt nhất trong việc trình diễn” - NSƯT Bùi Công Duy nói thêm.

Văn hóa

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.