Nỗ lực bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Sau dịch Covid-19, hoạt động của ngành y tế nói chung và hệ thống bệnh viện nói riêng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hiện trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trầm trọng. Trước tình hình đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng năm 2024 tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9.11 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vừa được thông qua là bảo đảm đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập; đáp ứng đầy đủ vaccine và duy trì tỷ lệ tiêm các loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên 90%.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong triển khai

Theo đánh giá của Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, sau dịch Covid-19 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành y tế, với khối lượng lớn vấn đề tồn đọng cần giải quyết sau gần ba năm tập trung chống dịch. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư trầm trọng ở nhiều cơ sở y tế; cán bộ y tế từ Trung ương xuống địa phương nhiều người vi phạm pháp luật; làn sóng xin nghỉ việc, chuyển ra khỏi khu vực y tế công; cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS. Đào Xuân Cơ chia sẻ, là đơn vị tuyến cuối, nơi tiếp nhận bệnh nhân nặng nhất, khó nhất ở tất cả tỉnh, thành phố phía Bắc và Hà Nội, lại có một số vụ việc liên quan đến vấn đề pháp lý, cho nên nếu các bệnh viện khác khó một thì Bạch Mai khó mười. Song, tập thể bệnh viện xác định luôn đặt mục tiêu phải luôn cố gắng vì người bệnh, nên những khó khăn được bệnh viện báo cáo cơ quan có thẩm quyền để cùng tháo gỡ. Đến nay, nhờ những nghị quyết, nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Y tế mà những tồn tại của hệ thống bệnh viện trong việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đã cơ bản được tháo gỡ.

Nỗ lực bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế trong năm 2024 -0
Tăng cường phối hợp thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Ảnh: ITN

Từ đầu tháng 1.2023 đến nay, Bệnh viện Bạch Mai đã đấu thầu thành công với số lượng khá lớn thiết bị, vật tư tiêu hao, cũng như thuốc để phục vụ khám, chữa bệnh; riêng đối với thiết bị, vật tư là hơn 1.700 tỷ đồng và thuốc là 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu giảm được từ 15 - 30% giá thành so với giá kế hoạch.

Tương tự, với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau dịch Covid-19, số người bệnh đến khám, phẫu thuật tăng tới 200%, trong khi quy định về mua sắm, đấu thầu chỉ được vượt 130%. Trong khi đó, nhiều mặt hàng thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế từ các nhà cung ứng bị gián đoạn do bị đứt gãy nguồn cung; nhiều vật tư y tế, dụng cụ phẫu thuật của chuyên ngành ngoại khoa chỉ có một đến hai nhà cung ứng đã tạo ra không ít áp lực và ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch của bệnh viện.

Hay tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ thăm khám và điều trị cho số lượng lớn bệnh nhi trong điều kiện sau dịch Covid-19 cũng khiến nguồn cung ứng nhiều mặt hàng bị gián đoạn.

Đồng bộ giải pháp, bảo đảm nguồn cung

Nhằm khắc phục khó khăn, ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lập tức cùng các đơn vị liên quan tập trung rà soát, nếu những nội dung nào có thể rút ngắn để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thì rút ngắn ngay. Bệnh viện cũng lập các nhóm chuyên môn cụ thể để thực hiện các công đoạn của việc đấu thầu, mua sắm. Nhờ đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ xảy ra tình trạng thiếu cục bộ một số chủng loại vào một số thời điểm.

Bệnh viện Nhi Trung cũng đã xây dựng và ban hành quy trình đấu thầu, mua sắm riêng từng nhóm hàng hóa thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm; lập Hội đồng khoa học chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia các khoa, phòng, trung tâm có liên quan. Cùng với đó là các hội đồng nhỏ như Hội đồng mua sắm thuốc, Hội đồng mua sắm trang thiết bị y tế; Hội đồng mua sắm vật tư-sinh phẩm xét nghiệm cũng được thành lập song song để chịu trách nhiệm thẩm định về danh mục, hoạt chất của thuốc, cấu hình, tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, vật tư y tế...

Sau đó, bệnh viện triển khai đấu thầu, mua sắm trên cơ sở ý kiến của các hội đồng. Bệnh viện cũng chia ra nhiều gói thầu khác nhau. Riêng về trang thiết bị, vật tư sẽ chia theo nhóm có tính năng, kỹ thuật tương đồng để nâng cao tính cạnh tranh, nhiều nhà thầu có thể tham gia và bệnh viện có thể lựa chọn được nhà thầu cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt, giá hợp lý.

Để thực hiện tốt nội dung đề ra tại Nghị quyết số 103/2023/QH15, Bộ Y tế cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong triển khai thực hiện. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.

Đồng thời, phối hợp các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1.1.2024 kỳ vọng sẽ giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc về bảo đảm nguồn cung và việc thực hiện mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.