Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Tại Hội thảo quốc tế “Hạnh phúc trong giáo dục”, do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) vừa tổ chức, PGS.TS Ngô Tuyết Mai, Giảng viên Đại học Flinders (Úc), Thành viên cao cấp Tổ chức Advance Higher Education đã có bài chia sẻ về chủ đề “Mỗi ngày tới trường là một ngày vui” - câu khẩu hiệu phổ biến tại hầu hết các trường học ở Việt Nam.

Cần giáo dục cả trái tim và trí tuệ

Khẩu hiện này thể hiện khát vọng của các trường học Việt Nam trong việc biến học tập trở thành một trải nghiệm hạnh phúc cho học sinh.

Theo các nghiên cứu, hạnh phúc có mối tương quan tích cực với động lực và thành tích học tập. Do đó, hạnh phúc đóng vai trò quan trọng trong việc học tập hiệu quả của học sinh.

Tuy nhiên, PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Bà nhấn mạnh, việc giáo dục cả trái tim và trí tuệ là điều cần thiết để nuôi dưỡng học sinh phát triển tình yêu với việc học bền vững cùng các kỹ năng xã hội, cảm xúc và học thuật vững chắc.

Để mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui, tất cả các nhân tố và các bên liên quan trong hệ thống giáo dục, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo trường học, giáo viên và phụ huynh cần phối hợp nhịp nhàng và hợp tác. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đặt “hạnh phúc” làm mục tiêu trung tâm của giáo dục thông qua giáo dục cả trái tim và trí tuệ của học sinh hướng đến mục tiêu này, đặt trọng tâm vào sự an lành cảm xúc xã hội và hạnh phúc của cả giáo viên, học sinh trước khi giảng dạy và học tập.

“Để biến một trường học mà mỗi ngày đến trường học sinh cảm thấy đến trường là một ngày vui, để giúp các giáo viên và các nhà lãnh đạo mỗi ngày đến trường là một ngày vui, điều quan trọng là phải đào tạo trí óc và trí tuệ cảm xúc”, PGS.TS Ngô Tuyết Mai nói.

img-1716.jpg
PGS.TS Ngô Tuyết Mai, Giảng viên Đại học Flinders (Úc), Thành viên cao cấp Tổ chức Advance Higher Education

Trả lời câu hỏi “Tại sao phải đào tạo cảm xúc?”, PGS.TS Ngô Tuyết Mai gợi dẫn câu nói của nhà triết học gia Hy Lạp Aristotle: "Đào tạo trí óc mà không đào tạo trái tim thì không phải là giáo dục".

Theo bà, giáo viên cần tự hỏi, trên lớp học có dành một phút nào để đào tạo trái tim cho học sinh không, hay chỉ tập trung vào việc dạy môn học gì, nội dung giảng dạy gì, kỹ năng gì? Để có thể đào tạo được trái tim và trí óc, thầy cô cần giúp người học tìm ra tố chất của mình. Khi được đào tạo về cảm xúc, người học sẽ phát huy tối đa để thực hiện những kế hoạch của mình.

“Nếu chúng ta thực sự đặt mình vào địa vị của một đứa trẻ, đứa trẻ nào cũng thích chơi. Nếu chúng ta biến giờ dạy trên lớp học thành những giờ vui chơi, học mà chơi, chơi mà học, những hoạt động trên trường có ý nghĩa thì mỗi ngày đến trường sẽ thực sự là một ngày vui. Niềm vui của người học khi tham gia các hoạt động trên lớp sẽ giúp chính người thầy cảm thấy mình đã đem đến niềm vui cho người khác. Khi người học cảm thấy vui, tìm được tố chất của mình, các em sẽ tỏa sáng trong môn học và cũng sẽ có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè”, PGS.TS Ngô Tuyết Mai nói.

Làm thế nào để có thể đào tạo cảm xúc cho người học?

Với câu hỏi “Làm thế nào để có thể đào tạo cảm xúc cho người học?”, PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, hiện nay, đa số các thầy cô đã làm tốt việc đào tạo trí óc, đặc biệt ở Việt Nam.

Để có thể giáo dục cảm xúc và trí óc cho học sinh, việc đảm bảo sức khỏe của người học là ưu tiên hàng đầu, trong đó sức khỏe tinh thần rất quan trọng.

PGS.TS Ngô Tuyết Mai chia sẻ về mô hình rất mạnh giúp các trường học ở Úc trở nên hạnh phúc, được phát triển bởi Giáo sư Martin từ Mỹ. Mô hình này viết tắt là “PERMA”.

Theo đó, chữ “P” là cảm xúc tích cực, chạm vào trái tim của người học. Chữ “E” là thu hút. Không có sự thu hút thì việc học không xảy ra, do vậy giáo viên cần khiến người học cảm thấy thu hút với việc học. Chữ “R” là quan hệ xã hội. Nếu kết nối giữa thầy và trò không tốt, dù thầy có giỏi đến đâu, hiệu quả của giờ học cũng sẽ không cao. Chữ “M” là ý nghĩa. Khi tất cả những gì được dạy trên lớp học có ý nghĩa, điều đó sẽ giúp cho cả người thầy và người trò có niềm vui. Nếu chúng ta hạnh phúc với 4 yếu tố nói trên, chữ “A” cuối cùng sẽ xuất hiện, có nghĩa kết quả sẽ đến.

Là người được thừa hưởng giáo dục của cả Việt Nam và Úc, PGS.TS Ngô Tuyết Mai đúc rút ra một số bài học để có thể đào tạo được cảm xúc của người học, để “mỗi ngày ở trường là một ngày vui”.

Thứ nhất, khi thầy cô đặt câu hỏi “dạy cái gì, dạy như thế nào”, hãy tập trung vào tạo ra trải nghiệm học tập, để học sinh được suy nghĩ, được làm.

Thứ hai, phát triển cảm xúc và phát triển trí óc phải song song. Nếu chỉ tập trung vào phát triển trí óc và điểm số, chúng ta sẽ vô hình tạo ra áp lực cho trẻ, cho các phụ huynh, cho các thầy cô, cho tất cả những người liên quan đến giáo dục. Để tập trung vào cảm xúc và thấy được tầm quan trọng của cảm xúc, song hành đào tạo cảm xúc và trí óc là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, rất nhiều trường học ở Úc hiện nay đang thực hiện mô hình PERMA để biến trường học của họ trở thành một trường học hạnh phúc. Đặc biệt, vai trò của lãnh đạo sẽ dẫn dắt sự thay đổi.

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhấn mạnh, việc dẫn dắt sự thay đổi hiệu quả trong giáo dục về lý thuyết có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế rất phức tạp, nhiều khó khăn.

Để quản lý sự thay đổi này, chúng ta cần ít nhất 5 yếu tố quan trọng: tầm nhìn của người lãnh đạo, kỹ năng của người lãnh đạo, sáng kiến để tạo động lực, sự động viên cho cả người xung quanh, tài nguyên và kế hoạch hành động.

"Nếu thiếu bất cứ một trong năm yếu tố này, sự thay đổi sẽ không diễn ra", PGS.TS Ngô Tuyết Mai cho hay.

Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.