Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh

Tại tỉnh Quảng Bình, nhiều dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương và nguồn ngân sách địa phương hiện chưa giải ngân được khoản nào. Do đó, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư chấn chỉnh công tác chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị.

Nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân 0%

Vừa qua, Bộ Tài chính đã công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, nguồn ngân sách trung ương do địa phương quản lý. Trong đó, tỉnh Quảng Bình có 13 dự án chưa giải ngân, tính đến ngày 30.4. Đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách tỉnh, Quảng Bình có hơn 60 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 268 tỷ đồng vẫn chưa thực hiện giải ngân.

Theo đánh giá của tỉnh Quảng Bình, kế hoạch đầu tư công năm 2024 của địa phương triển khai trong điều kiện tương đối thuận lợi, các dự án sử dụng nguồn ngân sách trung ương trong nước, vốn ODA và hầu hết dự án ngân sách tỉnh là các dự án chuyển tiếp, đã hoàn thiện các thủ tục, đang tập trung thi công.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Hạng mục thuộc công trình đường và cầu vượt đường sắt trung tâm TP. Đồng Hới đang chậm giải phóng mặt bằng

Cũng theo UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thực hiện các giải pháp đôn đốc giải ngân và trong quá trình triển khai, các Tổ công tác của UBND tỉnh cũng đã tổ chức họp, kiểm tra để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án.

Tuy nhiên, UBND tỉnh xác nhận nhiều dự án của tỉnh có tỷ lệ giải ngân 0%, trong đó, nhiều dự án có số vốn rất nhỏ nhưng chủ đầu tư chưa đốc thúc nhà thầu thi công nghiệm thu thanh toán để giải ngân.

Điều này được cho đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh và ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư công có tính cấp thiết và tác động đến sự phát triển của địa phương, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội, văn hóa xã hội. Việc chậm giải ngân và hoàn thành công trình sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển chung của tỉnh.

Đơn cử công trình đường và cầu vượt đường sắt trung tâm TP. Đồng Hới là một trong nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân 0%. Dự án do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm đại diện chủ đầu tư, vẫn chưa thể giải ngân do công tác giải phóng mặt bằng không có tiến triển tích cực. Trong khi mục tiêu của dự án là tạo thành trục đường ngang chính kết nối Đông - Tây của TP. Đồng Hới, góp phần điều tiết lưu lượng giao thông tuyến nội thành, với trục đường thường xuyên nghẽn tắc do giao cắt với đường sắt.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Quảng Bình đặt mục tiêu đến 30.6.2024, tỷ lệ giải ngân phải đạt thấp nhất 40% kế hoạch vốn được giao. Ảnh: Khánh Trinh

Bên cạnh đó, còn có nhiều dự án có tác động lớn như: Dự án đầu tư xây dựng khoa Ung bướu - Xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới; Nâng cấp, mở rộng công trình nước sạch nông thôn; các dự án nâng cấp và cải tạo bệnh viện, trạm y tế; các dự án đường giao thông tại nhiều huyện, thị,...

Chấn chỉnh và đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công

Tính đến cuối tháng 4.2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Quảng Bình theo số tỉnh triển khai đạt tỷ lệ 16,5%, thấp hơn mức trung bình toàn quốc (17,46%). Để đạt tỷ lệ giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư công năm 2024 được giao, tỉnh Quảng Bình yêu cầu các chủ đầu tư có dự án với tỷ lệ giải ngân 0% chấn chỉnh công tác chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị.

Theo đó, các chủ đầu tư cần khẩn trương tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn chậm nhất đến hết 31.5.2024 thực hiện thanh toán lần đầu tại Kho bạc Nhà nước các cấp; đến 30.6.2024, tỷ lệ giải ngân phải đạt thấp nhất 40% kế hoạch vốn được giao.

UBND tỉnh cũng lưu ý ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được kéo dài sang năm 2024 trước, sau đó mới giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Quảng Bình thành lập các Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư công. Ảnh: A.T

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng yêu cầu nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là đối với các dự án dự kiến hoàn thành năm 2024, có số vốn bố trí tương đối lớn, bao gồm 8 dự án đường giao thông do 8 huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2024.

Riêng đối với các dự án khởi công mới năm 2024, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan khác để triển khai thi công dự án, chậm nhất đến ngày 30.6.2024 hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp để triển khai thực hiện.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Kho bạc Nhà nước tỉnh, các địa phương… nêu cao vai trò, trách nhiệm để đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các dự án, nhằm sớm hoàn thành các công trình, góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.

Trên đường phát triển

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…