Ý tưởng của ngày này xuất phát ở Catalonia, Tây Ban Nha. Vào ngày 23.4, tức ngày Thánh George, mỗi bông hồng sẽ được tặng kèm một cuốn sách được bán. Ngày 23.4 cũng là ngày có tính biểu tượng trong văn chương thế giới. Cùng ngày này năm 1616, đại thi hào Tây Ban Nha Cervantes và nhà viết kịch nổi tiếng người Anh Shakespeare qua đời. Đây cũng là ngày sinh và ngày mất của các tác giả nổi bật khác như Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov… Đó có lẽ cũng là lý do để từ năm 1995 Đại Hội đồng UNESCO chọn ngày này phát động phong trào tôn vinh sách và tác giả trên toàn thế giới, khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ khám phá niềm vui đọc sách và bày tỏ lòng kính trọng đối với những đóng góp không thể thay thế của những người đã có hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ văn hóa xã hội của nhân loại.
Vào ngày này sách được bán với giá rẻ hơn nhằm giúp độc giả có cơ hội đến gần hơn với thế giới sách. Độc giả cũng có thể tham gia các cuộc trưng bày, triển lãm sách mà ở đó họ được đối thoại, giao lưu với các tác giả để hiểu thêm tư tưởng, nội dung mà các nhà văn hiện đại muốn gửi gắm. Bằng việc kỷ niệm Ngày Sách và Bản quyền Thế giới trên toàn thế giới, UNESCO cũng tìm kiếm những cách khuyến khích việc đọc sách, xuất bản và bảo vệ quyền lợi tác giả.
THỨ HAI, 23.4
- Ngày mất W.Shakespeare (1564-1616), văn hào thời phục hưng.
- Ngày Sách và Bản quyền Thế giới.
THỨ BA, 24.4
- Ngày Đoàn kết quốc tế của thanh niên.
THỨ TƯ, 25.4
- 1920: Biểu diễn vở kịch nói Người bệnh tưởng của Moliere tại Nhà hát Lớn Hà Nội, mở đường cho ngành kịch nói VN.
- 1976: Tổng tuyển cử, bầu QH chung của nước Việt Nam thống nhất.
- 1945: Hội nghị quốc tế thành lập LHQ.
THỨ NĂM, 26.4
- 1954: Hội nghị Geneva họp giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- 1994: Bầu cử dân chủ ở Nam Phi. Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở quốc gia này.
- Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới.
THỨ BẢY, 28.4
- 1956: Thực dân Pháp rút quân khỏi miền Nam, chấm dứt 98 năm xâm lược VN.
- 1975: Tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Mỹ tổ chức Chiến dịch di tản liều mạng bằng trực thăng.
- 1975: QH Mỹ công bố số quân Mỹ bị thương vong ở VN: 56.245 lính bị chết, 303.640 bị thương, 1.350 mất tích.
CHỦ NHẬT, 29.4
- 1975: Tổng tiến công trên toàn bộ mặt trận, các căn cứ quanh Sài Gòn, giải phóng Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An và Vũng Tàu.