Nhân tố đặc biệt trợ lực Đại Từ xây dựng nông thôn mới

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có một doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững thông qua các hoạt động phát triển kinh tế và hỗ trợ cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đồng hành cùng sự phát triển của huyện, đặc biệt trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Dựng xây uy tín

Trong 13 năm, huyện Đại Từ đã huy động gần 21.200 tỷ đồng để hoàn thiện 9/9 tiêu chí của Bộ tiêu chí về xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Nguồn lực đó có sự đóng góp lớn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có dấu ấn đậm nét của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo).

Nhân tố đặc biệt ‘trợ lực’ Đại Từ xây dựng Nông thôn mới -0
Những tuyến đường bê tông được cứng hóa do Núi Pháo hỗ trợ góp phần giúp các địa phương về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

Công ty Núi Pháo là công ty thành viên của Masan High-Tech Materials, doanh nghiệp hiện đang quản lý vận hành mỏ đa kim Núi Pháo. Công ty không chỉ góp phần quan trọng tăng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động với mức thu nhập ổn định, mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Là một trong những doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hàng năm Công ty Núi Pháo luôn dành một khoản ngân sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương. Xứng tầm vị thế là doanh nghiệp đóng góp thuế lớn nhất cho tỉnh Thái Nguyên, với tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 1.400 tỷ đồng mỗi năm. Những cam kết về sự đồng hành, chia sẻ được thực hiện như một trọng trách mà công ty coi là chuẩn mực để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động cho người bị ảnh hưởng bởi dự án là một trong những chiến lược đảm bảo sinh kế cho người dân.Vì thế, có đến hơn 60% người lao động làm việc trực tiếp tại công ty là người huyện Đại Từ, đây là những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và quê hương.

Với người nghèo, nguồn lực hỗ trợ tạo sinh kế được công ty và người dân bàn bạc, thống nhất lựa chọn quan điểm, kế hoạch thực hiện. Mô hình có hiệu quả bền vững của chủ trương nói trên là hỗ trợ người dân được tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi thực hiện các mô hình phát triển kinh tế. Từ năm 2013, Công ty Núi Pháo đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Từ xây dựng Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế. Đến nay, tổng nguồn vốn lũy kế đã giải ngân lên tới hơn 16 tỉ, có 456 hộ dân tại huyện Đại Từ được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Nhiều mô hình hay, cách làm mới được xây dựng. 100% số hộ trả lãi đúng hạn, không có nợ xấu.

Với nhóm cư dân có năng lực quản lý, công ty đã xây dựng và phát triển các mô hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ địa phương, hỗ trợ tuyển dụng lao động địa phương, đào tạo chuyên môn, an toàn, vận hành và tiêu thụ sản phẩm. Tính đến nay, đã có 5 mô hình cung ứng địa phương được thành lập để cung cấp các mặt hàng, dịch vụ cho công ty như: doanh nghiệp Anh Dương (may túi đựng quặng), doanh nghiệp Khánh Hiền (may đồng phục), doanh nghiệp Hà Quang Huy (sản xuất giá đỡ hàng), Hợp tác xã vệ sinh môi trường Hà Thượng (dịch vụ vệ sinh môi trường) và tổ hợp kiot dịch vụ ăn uống. Các cơ sở này đã góp phần tạo việc làm ổn định cho hơn 150 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.

"Trợ lực" xây dựng nông thôn mới

Với sự đồng hành, hỗ trợ của Công ty Núi Pháo trong những năm qua, huyện Đại Từ đã có 16 tổ hợp tác sản xuất chè an toàn được thành lập với gần 500 hộ tham gia và trên 110ha chè đã được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ 40 hộ gia đình được sử dụng thương hiệu chè Thái Nguyên do Hội Nông dân tỉnh cấp phép.

Không chỉ hỗ trợ người dân trong mô hình sản xuất chè, Công ty Núi Pháo đã dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương để hỗ trợ người dân thuộc các vùng bị ảnh hưởng bởi dự án có điều kiện làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Điển hình như, công ty đã đồng hành cùng nhiều hộ dân thành lập tổ hợp tác nuôi ong lấy mật, sản xuất chè hữu cơ… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Đào Thị Thức, Giám đốc HTX chè Nhật Thức, xã Phục Linh, huyện Đại Từ cho biết, công ty đã đồng hành cùng HTX trong việc hỗ trợ xây dựng vùng chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, cũng như tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ vốn vay Phục hồi kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến nay, HTX đã có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao, mỗi năm tiêu thụ từ 60-70 tấn chè thành phẩm, tạo việc làm cho gần 20 xã viên, với thu nhập ổn định trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Tiếp sức cho Đại Từ cán đích xây dựng nông thôn mới, trong năm 2023, công ty tiếp tục thúc đẩy các hoạt động cộng đồng và các chương trình phát triển kinh tế địa phương, thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các dự án cộng đồng với tổng số tiền đầu tư khoảng 6,8 tỷ đồng. Gần 4.500 hộ gia đình được hưởng lợi từ các chương trình này, trong đó có trên 600 hộ gia đình dân tộc thiểu số và 270 hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Nhân tố đặc biệt ‘trợ lực’ Đại Từ xây dựng Nông thôn mới -0
3.000 tấn xi măng đã được Công ty Núi Pháo ủng hộ cho phong trào "Mở rộng đường xóm 6m" của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Cũng trong năm 2023, công ty ủng hộ huyện Đại Từ 3.000 tấn xi măng cho phong trào "Mở rộng đường xóm 6m" với giá trị gần 4 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngoài ra, công ty tặng 1.500 thùng đựng rác bảo vệ môi trường cho xã Hà Thượng với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng; hỗ trợ hàng trăm km đường điện thắp sáng làng quê; cải tạo gần 10km đường giao thông nông thôn; sửa chữa và tặng trang thiết bị (âm ly, bàn ghế, loa đài…) cho các nhà văn hóa; trao tặng hơn 50 bộ dụng cụ thể thao ngoài trời…

Công ty Núi Pháo đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường và hỗ trợ dân sinh vì mục tiêu phát triển bền vững. Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các khu tái định cư như Nam Sông Công, Hùng Sơn 3 và Cánh Đồng Bông. Các khu tái định cư này được đánh giá là cảnh quan đẹp và có cơ sở hạ tầng, dịch vụ hiện đại, kiểu mẫu bậc nhất tỉnh Thái Nguyên.

Nhân tố đặc biệt ‘trợ lực’ Đại Từ xây dựng Nông thôn mới -0
 Công ty Núi Pháo tặng 1.500 thùng đựng rác cho người dân xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên

Bí thư Huyện uỷ huyện Đại Từ Phạm Duy Hùng cho biết, kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương có những đóng góp đặc biệt của Công ty Núi Pháo. Đó là những người bạn lớn, là công dân ưu tú, kiểu mẫu của địa phương đã dẫn lối, đồng hành và thúc đẩy để Đại Từ tiếp tục nâng cao tiêu chí nông thôn mới, là đô thị xanh, vùng du lịch sinh thái nông nghiệp hàng đầu của Thái Nguyên.

Ngày 4.5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 371 công nhận huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Đây là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm, đồng lòng của cán bộ và nhân dân huyện Đại Từ. Và trong hành trình ấy, có dấu ấn đậm nét của Núi Pháo - một doanh nghiệp luôn hướng đến sự phát triển bền vững và mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.

Trên đường phát triển

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…