Nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã truy tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh, Khoa Phụ sản, Bệnh viện E vì đã hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 4 người. Ca hiến tạng này là một trong những gương điển hình lan tỏa trong xã hội về những tấm lòng cao đẹp, sự chia sẻ cao quý, giúp nối dài sự sống cho người bệnh. 

"Cho đi là còn mãi"

Chị Lộ Thị Thùy Linh đã có nhiều năm công tác tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện E. Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến đột ngột ngừng tim, chị Linh đã được các bác sĩ Bệnh viện E cứu chữa tích cực và tim đã đập trở lại nhưng sau đó bệnh nhân trong tình trạng chết não. 

Trước đó, chị Linh đã đăng ký và nguyện hiến tạng để cứu sống 4 người mắc trọng bệnh. Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán là bệnh nhân chết não, tổ tư vấn đã làm việc với gia đình về việc tình nguyện hiến tạng của chị Linh và nhận được sự đồng ý của gia đình. Ngay lập tức, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ, chuẩn xác trong việc lấy tạng và ghép tạng cho những người bệnh khác.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc phát triển mạng lưới các bệnh viện thực hiện chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người trên toàn quốc theo hình mẫu triển khai tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Mỹ đang trở thành định hướng của Bộ Y tế trong thời gian tới.

Theo TS. BS. Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E, từ tạng hiến của nữ bệnh nhân đã hồi sinh sự sống cho 4 người; trong đó, có 1 bệnh nhân được ghép tim và 2 bệnh nhân được ghép thận ở Bệnh viện Việt Đức, 1 bệnh nhân được ghép gan ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hiện tại, 2 bệnh nhân được ghép thận và 1 bệnh nhân ghép tim đã được ra viện.

"Cho đi là còn mãi" trái tim của chị Linh vẫn "sống" theo cách riêng và đầy ý nghĩa trong trái tim của người thân, gia đình, đồng nghiệp và mọi người trong xã hội. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, việc cho, hiến tạng để cứu sống người khác là hành động cao đẹp nhất của tấm lòng từ thiện vì người khác. Bộ Y tế đánh giá cao sự hy sinh và cống hiến của người cán bộ y tế này và truy tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho chị.

Đến nay, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người. Ảnh: Bộ Y tế
Đến nay, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người. Ảnh: Bộ Y tế

Câu chuyện về một nữ nhân viên y tế hiến mô, tạng có thể cứu sống được nhiều người khác - nối dài sự sống cho người bệnh thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tình người, nghĩa cử cao đẹp của tinh thần "tương thân, tương ái", có sức lan tỏa cộng đồng. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não; để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống.

Mở rộng mạng lưới hiến tạng, ghép tạng

Theo số liệu thống kê mới nhất của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), sau 32 năm Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm, triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người; trong đó ghép thận là 6.764 ca, ghép gan 456 ca, ghép tim 65 ca, ghép thận - tụy là 1 ca, ghép tim - phổi 1 ca, ghép phổi 9 ca, ghép chi trên 2 ca, ghép ruột 2 ca… Hiện nay, gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan. Như vậy, nếu như có nguồn hiến tặng thích hợp sẽ có rất nhiều trường hợp suy tạng được cứu sống.

Hơn 10 năm qua, chỉ có 5 bệnh viện thực hiện kỹ thuật ghép tạng; có chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người. Đây là một lý do tỷ lệ chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người còn rất thấp tại Việt Nam. Sau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E là đơn vị thứ hai chưa từng ghép tạng nhưng đã triển khai thành công mô hình chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến tạng thành công với sự trợ giúp của Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Mới đây, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), gần 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, trong đó có 60 y bác sĩ đến từ các trung tâm ghép tạng của Việt Nam đã tiến hành lấy đa tạng từ một người cho chết não. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị. Điều này không chỉ khẳng định quyết tâm của ngành y tế Quảng Ninh trong việc tham gia sâu vào mạng lưới hiến tạng, ghép tạng quốc gia, thực hiện trách nhiệm cao với cộng đồng mà còn cho thấy, năng lực của đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng tiếp cận và triển khai các kỹ thuật cao phục vụ Nhân dân ngay tại địa phương.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, để làm được điều này, ngay tại tuyến cơ sở, bệnh viện đã có sự chuẩn bị tích cực từ lâu nay, cả về năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, cả về cơ sở vật chất của đơn vị. Thời gian tới, với mục tiêu trở thành đơn vị y tế đáp ứng tốt cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân Quảng Ninh và khu vực, bệnh viện cũng xây dựng 7 mũi nhọn trong khám và điều trị, 1 trong số đó là ghép tạng. 

Đánh giá về sự kiện này, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho rằng, đây là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng, ghép tạng trong toàn quốc. Đây là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, kể cả tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng, chết tim tiềm năng hiến tạng.

"Từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam Thụy - Điển Uông Bí, có thể chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác, mở rộng hơn nữa mạng lưới hiến tạng, ghép tạng, gia tăng nguồn tạng hiến, giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được cứu sống" - PGS. TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh. 

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.