Lâm Đồng: Đẩy mạnh triển khai Đề án" Khám, chữa bệnh từ xa"

Khám, chữa bệnh từ xa là công cụ hỗ trợ hữu ích cho hệ thống y tế, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các tuyến, giảm tải y tế tuyến trên, nâng cao trình độ tuyến dưới và người dân được hưởng lợi, tiết kiệm chi phí đi lại.

Ngày 22.6.2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" với 2 mục tiêu căn bản. Đó là, tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ chuyên môn liên tục, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; đồng thời là bước tiến mới giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng nên cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã được đầu tư phát triển cơ bản đầy đủ, đồng bộ. Nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai nhằm nâng cao chất lượng điều trị, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện.

xa-1-16663114210131636438200.jpg
Công tác hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa ở Lâm Đồng được đẩy mạnh triển khai.
Ảnh: Hà Đạo

Trong đó, công tác khám bệnh, chữa bệnh từ xa đã được ngành y tế Lâm Đồng đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Lâm Đồng đã xây dựng và triển khai Đề án khám bệnh, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2021 - 2025 nhằm mục đích kết nối, liên thông dữ liệu với các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh triển khai hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, từng bước nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ y tế góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại địa phương.

Nhờ kết nối khám, chữa bệnh từ xa, các đơn vị trong ngành y tế tỉnh đã tham gia vào mạng lưới đào tạo, hội chẩn và hỗ trợ kỹ thuật từ xa của các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương: Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng…

Hàng tuần, hàng tháng, các đơn vị y tế cử cán bộ tham gia trực tuyến các buổi hội chẩn của bệnh viện tuyến trên để trau dồi chuyên môn và rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị; hội chẩn trực tuyến cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng được đầu tư hệ thống polycom hội chẩn từ xa từ năm 2020, tham gia vào mạng lưới tư vấn khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương; hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa cho các Trung tâm Y tế các huyện phía Bắc (Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông).

Từ năm 2021, ngành y tế Lâm Đồng được đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến quy mô toàn ngành, trong đó 100% đơn vị tuyến huyện, thành phố trở lên được trang bị hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ tổ chức các cuộc họp chỉ đạo, họp giao ban, họp khẩn trong công tác chuyên môn, họp trực tuyến với Bộ Y tế…

Trong đó, các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, thành phố trở lên được trang bị tối thiểu 3 điểm cầu mỗi đơn vị, đáp ứng triển khai Hệ thống chỉ đạo tuyến, hội chẩn từ xa, khám, chữa bệnh từ xa.

Kết quả từ năm 2021 đến nay, toàn ngành y tế Lâm Đồng đã tổ chức đào tạo trực tuyến 87 buổi với số lượng cán bộ được đào tạo lý thuyết là 430 người, số người được đào tạo thực hành là 43 người, hội chẩn tư vấn từ xa của tuyến Trung ương cho 25 bệnh nhân, hội chẩn tư vấn từ xa của tuyến tỉnh cho 28 bệnh nhân.

Song, hiện nay các trang thiết bị công nghệ thông tin tại nhiều đơn vị khám, chữa bệnh vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được các yêu cầu để triển khai khám, chữa bệnh từ xa; chưa có đường truyền internet riêng biệt để bảo đảm được độ ổn định khi kết nối với các bệnh viện tuyến trên khi thực hiện việc hội chẩn, khám, chữa bệnh từ xa.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; phân bố nhân lực y tế không đồng đều, cán bộ có tay nghề cao và các kỹ thuật y học hiện đại thường tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Vì vậy, một số đơn vị y tế chỉ mới bước đầu triển khai được hoạt động hội chẩn tư vấn từ xa với các bệnh viện tuyến trên để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ y tế, chưa triển khai được các dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa phục vụ người bệnh.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.