Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống ở Tràng An

Ngày 3.11, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An".

Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống ở Tràng An -0
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: SDL

Dự hội thảo có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, PGS.TS Đoàn Minh Huấn; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc; các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước; đại diện các hộ gia đình đang sinh sống trong nhà truyền thống ở vùng di sản…

Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng. Nơi đây chứa đựng kho thông tin nguyên vẹn về truyền thống cư trú của loài người qua hàng nghìn năm biến đổi địa chất, địa mạo cùng với quá trình thích ứng và tiến hóa của con người tại Tràng An.

Nổi bật trong cảnh quan hùng vĩ đó có Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, lưu trữ mạch bản sắc văn hóa dân tộc, cội nguồn kiến trúc truyền thống. Bên cạnh đó, nơi đây còn là cái nôi lưu giữ nền văn hóa lúa nước, khởi đầu từ việc khai thác nguồn sinh dưỡng săn bắn, hái lượm từ rừng và biển họ đã bắt đầu biết canh tác nông nghiệp…

Ninh Bình hiện là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn được nhiều du khách quốc tế lựa chọn dừng chân, thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng khi đến Việt Nam.

Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống ở Tràng An -1
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: SDL

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng, Hội thảo khoa học quốc tế "Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An" đóng góp quan trọng để nghiên cứu, sưu tầm, khảo sát, tập hợp được khối tư liệu, hình ảnh lớn về nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Tràng An.

“Thông qua lợi thế của các phương thức tiếp cận mới, các báo cáo khoa học nhận diện rõ hơn kiến trúc nhà ở truyền thống trong vùng di sản, có được những bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam, góp phần bảo tồn giá trị thiên nhiên và văn hóa khu vực vùng lõi của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Đồng thời kêu gọi, thu hút đầu tư, bảo tồn, nghiên cứu khoa học để phục vụ việc tham quan, du lịch, nghiên cứu khoa học nhằm tạo sự hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch tại khu Di sản nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung”, ông Trần Song Tùng nhấn mạnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Du lịch Ninh Bình vào tháng 9.2023, trong vùng lõi Di sản còn khoảng trên 100 nếp nhà cổ có kiến trúc truyền thống tiêu biểu được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn hai xã Trường Yên và Ninh Xuân (huyện Hoa Lư).

Dù về kiến trúc, vật liệu xây dựng có sự khác nhau song những ngôi nhà cổ đều là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng lao động, sáng tạo, trí tưởng tượng, gu thẩm mỹ của các thế hệ đi trước trong quá trình phát triển.

Vì vậy, nhà cổ từ lâu được coi là một loại hình di sản cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, hiện nay đa số nhà ở truyền thống đã xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị phá dỡ nếu không có biện pháp trùng tu kịp thời.

“Ninh Bình mong muốn xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng và khác biệt từ giá trị những ngôi làng truyền thống, cao hơn nữa là bảo tồn và phát huy hiệu quả và bền vững Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là mô hình mẫu mực về bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội như Tổng giám đốc UNESCO từng đánh giá”, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết.

Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống ở Tràng An -2
Còn khoảng trên 100 nhà cổ phân bố chủ yếu trên địa bàn hai xã Trường Yên và Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Nguồn: NBTV

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 22 tham luận chuyên sâu, tâm huyết của các chuyên gia, học giả, nhà khoa học trong nước và quốc tế, tập trung vào 3 nội dung: Nhận diện, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống tại Di sản thế giới Tràng An, kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam; Xây dựng tiêu chí và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong Di sản thế giới Tràng An làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tu bổ, sửa chữa và khai thác phục vụ phát triển du lịch dựa trên bản sắc, đặc trưng riêng có của di sản; Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống, giữ gìn cảnh quan khu Di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kêu gọi, thu hút đầu tư, bảo tồn, nghiên cứu khoa học và thu hút du khách về tham quan Di sản nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung.

Trên cơ sở nền tảng di sản đô thành và đô thị Hoa Lư cổ truyền, Ninh Bình đang hướng tới xây dựng Đô thị Cố đô - Di sản nhằm bảo tồn các giá trị bền vững của di sản, của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử, tạo sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và cảnh quan, giữa thiên nhiên và con người mà trong đó Quần thể danh thắng Tràng An là nơi hội tụ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, cảnh quan và văn hóa. Do vậy, ông Bùi Văn Mạnh cho rằng, "việc bảo tồn nhà cổ, giữ gìn kiến trúc làng quê truyền thống đảm bảo hài hòa với cảnh quan khu Di sản là rất cần thiết và cần được khuyến khích".

Từ thực tế đó, hội thảo đặt ra 3 yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm. Một là, cần khuyến khích bảo tồn nhà cổ, giữ gìn làng quê truyền thống. Hai là, giữ gìn môi trường định cư truyền thống và tạo sinh kế cho người dân trong vùng Di sản. Ba là, cần xây dựng tiêu chí và hồ sơ nhà cổ vùng lõi Di sản Tràng an, lồng ghép trong các quy hoạch bảo tồn và phục hồi các di tích quốc gia đặc biệt trong Quần thể danh thắng Tràng An.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.