Người dân các tỉnh miền Tây lỉnh kỉnh đồ đạc quay lại TP. Hồ Chí Minh
Báo Đại biểu Nhân dân
Các tuyến đường hướng từ miền Tây về TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đông nghịt người, xe cộ. Hàng nghìn người quay trở lại thành phố để chuẩn bị cho ngày làm việc đầu năm mới.
Theo ghi nhận, sáng mồng Năm Tết Giáp Thìn 2024 (tức 14.2) hàng nghìn người dân từ các tỉnh miền Tây đã bắt đầu quay trở lại TP. Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho những ngày làm việc của năm mới.
Từ sáng sớm, trên Quốc lộ 1A từ các tỉnh miền Tây: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang… hàng nghìn người đi trên xe gắn máy với lỉnh kỉnh ba lô, túi xách đã thẳng tiến về TP. Hồ Chí Minh. Trên nhiều xe gắn máy còn treo cả những bịch nilon đựng các loại trái cây như: bưởi, quýt, dừa… Nhiều người còn mang theo cả gà, vịt.
Quốc lộ 1A (đoạn qua Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận) người đi xe máy chia thành từng tốp di chuyển hướng về TP. Hồ Chí Minh.
Trong khi tại các quán nước ven đường đoạn trên địa bàn huyện Cái Bè, Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) hàng trăm xem gắn, trên xe còn buộc ba lô, túi xách xếp thành hàng trước quán. Chủ nhân của những chiếc xe vào quán uống nước nghỉ ngơi… để chuẩn bị tiếp tục hành trình.
Anh Lâm Thanh (28 tuổi, quê Bạc Liêu) cho hay, năm ngoái, công ty anh và vợ làm việc đơn hàng không ổn định nên cho nghỉ Tết sớm cả tháng. Nay, tranh thủ lên TP. Hồ Chí Minh để tìm công việc phù hợp, thu nhập ổn định lo cho các con ở quê ăn học.
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì tầm vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Sáng 8.11, các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới huyện Buôn Đôn đang tích cực phối hợp với các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn Không quân 940 và các đơn vị chức năng địa phương tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn khi bay huấn luyện ngày 6.11.
Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngày 7.11, tại thị trấn Quốc Oai, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Việt Nam cần vững tin rằng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá; đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư cho các lĩnh vực khác, nhất là y tế.
Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.
Nhờ các khóa học nghề, nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Kon Tum đã phát huy được những lợi thế của địa phương, từ đó mở rộng sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10.2024.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.
Tối 6.11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký văn bản số 68/TTr-BLĐTBXH trình Chủ tịch nước Lương Cường về việc tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.
Theo Sở Lao động,Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 26.032 người được đào tạo nghề. Ước tính giai đoạn 2021-2025, tỉnh đào tạo nghề cho 27.167 người, vượt 36% kế hoạch; tạo việc làm cho 94.283 lượt người, vượt 5% kế hoạch.
Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).
Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nỗ lực phòng chống phòng ngừa lao động trẻ em thông qua triển khai những chương trình, dự án phòng chống lao động trẻ em.
Ngày 6.11, Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị vẫn đang lấy lời khai của chủ xe và những người liên quan để làm rõ nguyên nhân vụ việc xe máy cày cán 2 người tử vong.
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Những năm qua, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hỗ trợ trẻ em và người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.