Ngủ cạnh điện thoại mang lại tác hại xấu như nào?

Một chiếc điện thoại di động trên tủ đầu giường của bạn không chắc là vũ khí gây chết người với nguy cơ ung thư khá thấp do điện thoại có bức xạ không xuyên sâu.

Theo thông tin từ Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nếu bạn từng nghe tin đồn về việc bức xạ điện thoại di động gây ung thư não, bạn có thể cho rằng ngủ cạnh điện thoại là một ý tưởng tồi. Và thực sự, ngủ bên cạnh thiết bị di động của bạn chắc chắn là điều không nên làm, nhưng không phải là do ngủ cạnh điện thoại gây ung thư.

Điều này hoàn toàn không đúng, bất chấp những gì bạn có thể đã thấy trên các trang mạng xã hội, điện thoại di động của bạn không đốt cháy bộ não của bạn vào ban đêm (hoặc vào ban ngày).

Tuy nhiên, có một lý do rất chính đáng khác giải thích tại sao bạn có thể muốn để nó xa khỏi bạn trước khi tắt đèn. 

Những nguy hiểm khi ngủ cạnh điện thoại -0
Điện thoại di động phát ra bức xạ, và bức xạ có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư

Ngủ bên cạnh điện thoại có làm tăng nguy cơ ung thư không?

Điện thoại di động phát ra bức xạ, và bức xạ có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bức xạ phát ra từ điện thoại của bạn không được coi là nguy hiểm.

Bức xạ ion hóa, được phát ra từ tia X và radon, có thể gây tổn thương DNA, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Nhưng bức xạ phát ra từ điện thoại di động, được gọi là bức xạ tần số vô tuyến, không ion hóa, nghĩa là nó không gây tổn thương DNA, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó không phải là nguồn bức xạ duy nhất trong cuộc sống hàng ngày của bạn, bức xạ tần số vô tuyến được phát ra từ tín hiệu radio và TV, lò vi sóng và Wi-Fi,...

Tất nhiên, không ai có thể nói chắc chắn liệu việc đặt điện thoại dưới gối khi ngủ có làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư hay không, cụ thể là ung thư đầu hoặc cổ. Nhưng chúng tôi có bằng chứng khá vững chắc cho thấy không phải như vậy.

Các phân tích tổng hợp lớn đã được thực hiện để tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có mối quan hệ giữa điện thoại di động và ung thư, nhưng không có phân tích nào có thể đưa ra khẳng định chắc chắn. Hiện tại, không có bất kỳ lý do nào để tin rằng điện thoại di động gây ra ung thư.

Một danh sách dài các tổ chức lớn đã xem xét bằng chứng cũng nói rằng việc sử dụng điện thoại di động - bao gồm cả việc ngủ cạnh điện thoại của bạn - là an toàn, bao gồm Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ.

Những nguy hiểm khác khi ngủ cạnh điện thoại

Dù bạn không lo lắng về việc mắc bệnh ung thư khi ngủ cạnh điện thoại di động đang sạc không có nghĩa việc này tốt cho sức khỏe của bạn. Mặc dù không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc con người bị ung thư do điện thoại di động, nhưng không thiếu bằng chứng liên quan đến việc sử dụng điện thoại vào ban đêm với giấc ngủ kém hơn.

Bạn đã biết rằng sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, nhờ sự kết hợp giữa ánh sáng xanh ức chế melatonin và nội dung kích thích. Nhưng sau đó nếu bạn ngủ gật và để điện thoại bên cạnh còn gây ra nhiều bất lợi hơn.

Một tiếng bíp, buzz hoặc âm thanh khác phát ra từ điện thoại di động của bạn là đủ để đánh thức bạn khỏi giấc ngủ. Nếu điện thoại báo hiệu có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến, bạn có thể buộc phải thức dậy hoàn toàn để trả lời. Nếu bạn chọn không trả lời, thì bạn có thể nằm thao thức trên giường và suy nghĩ xem ai đang gọi hoặc nhắn tin cho mình lúc 2 giờ sáng.

Dù bằng cách nào, thời gian ngủ của bạn đã bị gián đoạn, làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Và bạn có thể sẽ ngủ ít hơn so với khi không có điện thoại trong phòng trung bình khoảng 48 phút, theo một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2018 trên ‌PLOS One‌.

Bạn nên để điện thoại cách xa bao nhiêu khi ngủ?

Bạn có thể đã nghe nói rằng điện thoại của bạn nên cách xa bạn ít nhất 1m khi bạn đang ngủ, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh con số này. Tuy nhiên, từ góc độ chất lượng giấc ngủ, tốt nhất bạn nên cất điện thoại hoàn toàn ra khỏi phòng ngủ để không bị đánh thức bởi các thông báo hoặc khiến bạn trằn trọc.

Vậy ngủ cạnh điện thoại mang lại tác hại xấu như nào?

Một chiếc điện thoại di động trên tủ đầu giường của bạn không chắc là vũ khí gây chết người với nguy cơ ung thư khá thấp do điện thoại có bức xạ không xuyên sâu.

Nhưng ngủ bên cạnh thiết bị di động của bạn chắc chắn có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng và tâm trạng của bạn vào ngày hôm sau (và cả sức khỏe tổng thể của bạn). Vì vậy, tốt nhất là đặt nó ở một phòng khác khi bạn lên giường.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng là một trong những chìa khóa giúp bạn có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.