Ngoại tệ vẫn thường là USD

Gần đây, một số người, mà tiêu biểu là ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trong một bài viết có tiêu đề “Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán – Ngoại tệ đâu chỉ là USD!” trên VnEconomy, cho rằng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ có 3,6% trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam nhưng đồng tiền thanh toán lại chủ yếu là USD, nên cần phải đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhằm mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp nhập khẩu và làm giảm áp lực tỷ giá VND/USD.

Theo ý của ông Hải thì nên sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Chính xác hơn, có lẽ ông muốn nói rằng nhập khẩu hàng của nước nào thì nên thanh toán bằng đồng tiền bản tệ nước đó, tránh phải dùng đến USD, vừa tốn thêm chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu, vừa tạo áp lực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chuẩn bị đủ USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nhà nhập khẩu Việt Nam mà vì thế tạo ra áp lực lên tỷ giá VND/USD. Ý kiến này của ông Hải không hề ổn cả về thực tế lẫn lý thuyết, với một số lý do nêu dưới đây.

Thứ nhất, tại sao đồng USD lại là đồng tiền được lựa chọn nhiều nhất cho các giao dịch thanh toán quốc tế không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới? Một đồng tiền nào đó được chọn làm phương tiện thanh toán phải đáp ứng được mấy tiêu chuẩn cơ bản như là một đồng tiền mạnh, ổn định, không bị những rủi ro như mất khả năng thanh toán, phá giá hay lên giá đột xuất với biên độ lớn, (được phép) chuyển đổi và thanh toán dễ dàng ở mọi nơi, và là đồng tiền của nước chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới v.v... Vì những lý do này, thường chỉ có đồng tiền của những nước đã phát triển và có nền kinh tế lớn trong top 5 của thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, và gần đây hơn là EU, mới được sử dụng, trong số đó lại phổ biến nhất là USD của Mỹ vì Mỹ là nước có tỷ trọng thương mại lớn nhất trên thế giới.

Nếu so sánh với USD và những ngoại tệ mạnh nêu trên thì đương nhiên những ngoại tệ khác có mức độ rủi ro lớn hơn và kém thông dụng, khó lưu hành hơn nhiều. Vì thế, đứng ở góc độ nhà xuất khẩu, đương nhiên người ta không dại gì muốn được thanh toán bằng đồng tiền “thiểu số” nào khác, chẳng hạn VND, Ringgit (Malaysia), Peso (Philippines) hay Rupi (Indonesia) v.v... cho dù họ xuất khẩu sang chính những nước đó, đặc biệt khi những đồng tiền này có lịch sử thăng trầm lớn. Ngược lại, nhà nhập khẩu thì muốn được “đẩy” cái rủi ro hối đoái này về phía nhà xuất khẩu bằng cách đòi thanh toán bằng đồng bản tệ của mình. Đấy là còn chưa kể đến nhiều trong số những đồng tiền “thiểu số” trên còn không có tính chuyển đổi quốc tế, nghĩa là không thể, không được phép tự do mua bán trên thị trường ngoại tệ trong nước và hải ngoại nên nếu có muốn dùng để thanh toán thì cũng không được (phép). Như vậy, đề xuất nói trên của ông Hải là đề xuất “nửa vời” vì mới chỉ đứng ở góc độ của nhà nhập khẩu Việt Nam.

Thứ hai, cho dù nhà nhập khẩu Việt Nam có thể và được đối tác chấp nhận cho thanh toán bằng nội tệ của họ (ví dụ như đôla Singapore – SGD) thì nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn phải yêu cầu hệ thống ngân hàng thu xếp được khoản SGD cần thiết để trả cho đối tác, vì nhà nhập khẩu Việt Nam thông thường không có nguồn thu bằng SGD để tự cân đối được khoản nhập khẩu đó. Đến lượt hệ thống ngân hàng Việt Nam, nếu không có đủ dự trữ SGD trong tay thì họ lại phải “xoay” bằng cách bán một ngoại tệ khác đang nắm giữ (mà phổ biến nhất là USD) trên thị trường ngoại hối (trong nước và quốc tế) để mua được số SGD mà khách hàng nhập khẩu Việt Nam yêu cầu. Rốt cuộc thì “Mọi ngả đường đều dẫn đến Rome”, USD vẫn cứ là đồng tiền thanh toán cuối cùng được cần đến và áp lực cầu USD không vì thế mà giảm đi cho dù đồng tiền thanh toán ban đầu là SGD.

Sẽ có người vặn lại rằng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam sử dụng Yen, Euro, đôla Canada, đôla Úc v.v... để mua SGD thì sẽ không gây ra sự khan hiếm USD ở Việt Nam như chỉ ra ở trên. Nhưng vấn đề lại là ở chỗ liệu ngân hàng có dự trữ đủ những ngoại tệ này để mua SGD không? Việc ngân hàng nắm dự trữ ngoại tệ nào, bao nhiêu phụ thuộc không chỉ vào phía cầu của khách hàng mà còn cả phía cung chủ yếu là từ những doanh nghiệp xuất khẩu hoặc từ những nguồn khác (có quy mô nhỏ hơn, ví dụ từ khách du lịch, vay vốn v.v...). Mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (và xin lặp lại rằng không chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam!) lại chỉ thích thu về bằng USD với những lý do nêu ở phần đầu. Kết cục là ngân hàng không thể có đủ ngoại tệ thứ 3 để mua SGD, để rồi lại phải dùng USD dự trữ của mình để mua SGD. Ngân hàng cũng có thể dùng VND để mua USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc mua từ doanh nghiệp và dân cư. Dù cách nào thì cầu USD vẫn tăng lên, tạo áp lực lên tỷ giá.

Lại cũng sẽ có người vặn rằng vậy tại sao ngân hàng không dùng VND để mua SGD trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường phi ngân hàng trong nước? Điều này tất nhiên vẫn thực hiện được nhưng rốt cuộc vẫn vấp phải câu hỏi là ai là người cung cấp SGD cuối cùng? Nếu nhà xuất khẩu Việt Nam không thích nhận SGD và những nguồn cung SGD khác rất hạn chế thì thị trường SGD cuối cùng cũng vẫn bị “cháy chợ” và ngân hàng không thể có đủ SGD để đáp ứng nhu cầu nhà nhập khẩu, hoặc nếu có đủ thì cũng phải trả giá cao hơn vì cung khan hiếm.

Thứ ba, và liên quan đến lý do thứ hai, là nếu ngân hàng dùng một ngoại tệ khác (kể cả USD) để mua SGD thì sẽ phát sinh chi phí giao dịch chuyển đổi đồng tiền này và sẽ đổ lên đầu nhà nhập khẩu thanh toán bằng SGD. Đây chính là điều mà ông Hải không tính đến khi khuyến nghị dùng các ngoại tệ khác để thanh toán nhập khẩu.
Đến đây, vấn đề có lẽ chuyển sang một khía cạnh mới và khái quá hơn là nếu muốn thực hiện được việc thanh toán cho nhập khẩu từ nước nào bằng bản tệ của nước đó thì phải có điều kiện gì? Ngoài những vấn đề về tính rủi ro và thanh khoản cũng như sự đồng thuận của nhà xuất khẩu nước ngoài nêu ở trên, điều kiện tiên quyết là phải có nguồn cung ngoại tệ đó ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ đó. Nhưng để làm được điều này thì phải có thêm điều kiện là nhà xuất khẩu Việt Nam chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ đó và bán lại cho ngân hàng, và nguồn thu từ xuất khẩu bằng ngoại tệ đó phải tương đương với nguồn chi cho nhập khẩu bằng ngoại tệ đó. Để đơn giản hóa, ta giới hạn vấn đề ở chỗ Việt Nam phải có cân bằng thương mại (tức là thu từ xuất khẩu bằng với chi cho nhập khẩu) với nước đối tác có đồng tiền được dùng đến thì cung và cầu bản tệ của đối tác này mới ở vị thế cân bằng và mỗi khi được chấp thuận thanh toán nhập khẩu thì việc mua loại ngoại tệ này (bằng VND) diễn ra bình thường và dễ dàng, góp phần giảm sự phụ thuộc vào USD như theo ý ông Hải.

Tuy thế, không khó để thấy rằng điều kiện cân bằng trên là hầu như không bao giờ tồn tại, và tình trạng thiếu hụt một ngoại tệ nào đó và dư thừa một ngoại tệ khác trong hệ thống ngân hàng là chuyện phổ biến. Như vậy, rốt cuộc vai trò của USD như một phương tiện thanh toán, chuyển đổi cuối cùng trong thanh toán quốc tế nói chung khó có thể thay đổi, ít nhất là trong tương lai gần.

Tóm lại, nói nôm na hơn, theo cách của ông Hải, thì “ngoại tệ vẫn thường là USD!”

Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.