Nghị quyết 30 - Quyết định đúng đắn, kịp thời, chưa có tiền lệ của Quốc hội

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Quốc hội Khoá XV

Giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng của Nghị quyết 30 

Nghị quyết số 30 được Quốc hội ban hành trong bối cảnh, tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp ở trong nước và thế giới. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 khởi đầu ngày 27.4.2021 với đa nguồn lây, đa chủng, xâm nhập sâu trong cộng đồng, lan rộng ra 62/63 tỉnh, thành phố với số ca mắc, tử vong tăng nhanh trong thời gian ngắn. Đặc biệt, dịch gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam với mức độ lây lan nhanh, diễn biến rất phức tạp, khó lường, số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, đời sống của Nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội.

Mặc dù Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có nhiều biện pháp quyết liệt để tăng cường công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc mà các cơ chế chính sách hiện hành chưa bao phủ hết. Đây là đại dịch chưa có trong tiền lệ nên cũng cần các biện pháp đặc biệt chưa có tiền lệ để kịp thời giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid - 19 với phương châm đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Trước bối cảnh thực tiễn đó, Nghị quyết số 30 được Quốc hội ban hành đã thống nhất việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được chủ động, linh hoạt quyết định triển khai các giải pháp cấp bách đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong phòng, chống dịch Covid - 19. Với quyết định quan trọng này, Quốc hội đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội, của cử tri và Nhân dân cả nước.

Nghị quyết số 30 là sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành; huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Quốc hội đã phát huy vai trò là người đại diện của Nhân dân, tích cực, chủ động đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thể chế, cùng Chính phủ triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch theo phương châm đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết. Đây là quyết định đúng đắn, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tế, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội trước Nhân dân; khẳng định Quốc hội luôn hành động, đồng hành cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch, chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

Về kết quả thực hiện:

Dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Tăng trưởng GDP trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,83% tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước là 2,91% mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế, nâng hạng tín nhiệm và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực.

Các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 tại Nghị quyết số 30 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương: toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống dịch theo diễn biến tình hình dịch bệnh và đề ra những định hướng lớn, các phương châm, đường lối, chiến lược về phòng, chống dịch.

Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chủ động đồng hành, giải quyết kịp thời các đề xuất của Chính phủ và tổ chức giám sát, phản ánh kịp thời nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Quốc hội đã ban hành kịp thời nhiều quy định tại 6 Nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 10 Nghị quyết. Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, dám nghĩ, dám làm và áp dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các chính sách phòng, chống dịch bệnh quy định tại Nghị quyết số 30, ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện..., thành lập các Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 thích ứng với tình hình; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân cả nước. Nhiều địa phương đã có cách làm hay, mô hình hiệu quả.

Chính phủ đã chủ động, sáng tạo áp dụng linh hoạt, kịp thời các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 30 góp phần kiểm soát thành công tình hình dịch bệnh Covid - 19 và chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định. 

Về áp dụng các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, khác luật trong phòng, chống dịch: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã áp dụng hiệu quả, linh hoạt hầu hết các biện pháp hạn chế trong phòng, chống dịch như trong tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách chưa được luật quy định hoặc khác với quy định của luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid - 19.

Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 Nghị quyết. Chỉ 1 tuần sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 30 và ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 268/NQ-UBTVQH15, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6.8.2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15. Tiếp đó, Chính phủ ban hành thêm 1 Nghị quyết và 2 Nghị định, Bộ Y tế đã ban hành 2 Thông tư  để quy định các biện pháp và tổ chức triển khai thực hiện. Nhiều chỉ thị, công điện, công văn của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia cũng được ban hành và triển khai nhanh chóng.

Lần đầu tiên trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ đã huy động một lực lượng lớn tham gia phòng, chống dịch tại tuyến đầu. Riêng trong giai đoạn cao điểm của đợt dịch thứ 4, gần 300.000 lượt cán bộ y tế của ngành y tế, quân đội, công an của Trung ương và 34 địa phương hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh... đã được huy động. Lực lượng Công an đã triển khai hơn 3,3 triệu lượt cán bộ, chiến sỹ, Lực lượng quân đội đã huy động hơn 133.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tham gia phối hợp công tác bảo đảm an ninh trật tự, vận chuyển cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm đến tận nhà dân; tổ chức 8 kho bảo quản vắc xin; tổ chức vận chuyển phục vụ công tác tiêm chủng, chi viện hàng hoá vật tư cho khu vực phía Nam.

Về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành đối với thuốc, vaccine, sinh phẩm xét nghiệm: Các thủ tục hành chính đã được rút gọn để cấp phép nhập khẩu cho 9 loại vaccine Covid - 19 theo 108 đơn hàng nhập khẩu với hơn 300 triệu liều. Bộ Y tế đã cấp 5 số đăng ký lưu hành đối với thuốc Molnupiravir điều trị Covid - 19 và tiếp nhận 5 hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine phòng Covid - 19 nhưng đến nay chưa đủ điều kiện để cấp đăng ký lưu hành; cấp 164 sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp cấp bách. 

Ủy ban  Thường vụ Quốc hội đã cho phép giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực từ ngày Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 có hiệu lực đến trước ngày 31.12.2022 mà không thể thực hiện kịp thời thủ tục gia hạn đăng ký lưu hành do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31.12.2022 để bảo đảm phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. 

Về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong mua sắm: Chính phủ đã ban hành 7 Nghị quyết về mua vaccine. Trong giai đoạn 2020-2021, các đơn vị đã thực hiện mua sắm trên 58,7 triệu kit xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm PCR, với tổng giá trị 7.973 tỷ đồng. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu trong cao điểm của đợt dịch lần thứ tư khi vaccine, sinh phẩm, thuốc điều trị còn khan hiếm. Khi dịch được kiểm soát và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38 ngày 17.3.2022 thì việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Về thành lập và hoạt động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thu dung, điều trị người bệnh Covid - 19, tổ chức khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid - 19: Nghị quyết số 86/NQ-CP cho phép tất cả các loại hình cơ sở được thành lập để thu dung, điều trị người nhiễm Covid - 19; thiết lập theo cơ chế đầu tư đặc biệt, rút gọn, miễn các thủ tục về cấp giấy phép hoạt động để thành lập bệnh viện dã chiến kịp thời; tổ chức phân tầng điều trị phù hợp, thành lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn; tổ chức thí điểm việc cấp phát thuốc điều trị các F0 triệu chứng nhẹ tại nhà; thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa được bảo hiểm y tế chi trả. Các biện pháp này đã góp phần duy trì ổn định, thường xuyên, đa dạng hóa hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở cơ sở; giảm chi phí khám, chữa bệnh, kịp thời cứu sống người bệnh, giảm chuyển nặng, giảm tử vong, giảm quá tải.

Về chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia phòng, chống dịch bị nhiễm Covid - 19 hoặc phải cách ly y tế sau thời gian tham gia phòng, chống dịch: Người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch Covid - 19 bị nhiễm Covid - 19 được hưởng tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật trong thời gian điều trị do bị nhiễm Covid - 19.Ước chi phụ cấp phòng, chống dịch Covid - 19 năm 2021 là 12.835,11 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương có các chế độ, chính sách hỗ trợ thêm cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid - 19. Chế độ này được áp dụng từ ngày 29 tháng 4 năm 2022  theo Nghị định số 29/2022/NĐ-CP của Chính phủ và hiện nay chính sách này vẫn được áp dụng cho các đối tượng tham gia phòng, chống dịch.

Về bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân, người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế khác và lực lượng tuyến đấu chống dịch: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định để bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Đã cấp 141,97 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 33 tỉnh, thành phố; thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19 cho trên 24,2 triệu đối tượng với tổng kinh phí trên 21.890 tỷ đồng; giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 346.664 đơn vị với 12.054.802 lao động, với số tiền được giảm đóng là hơn 9.210 tỷ đồng. Các cấp công đoàn đã hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đoàn viên, người lao động từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với số kinh phí bảo đảm trên 5.200 tỷ đồng. 

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã vận động được kinh phí, hiện vật tương đương 20.512 tỷ đồng; thực hiện phân bổ, hỗ trợ các tỉnh, thành phố khoảng 17.204 tỷ đồng; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho 19.318 trẻ em với tổng kinh phí là 27.833 tỷ đồng cho trẻ em. Đến tháng 5.2022 đã có 51.668 người lao động mang thai, 592.204 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động và 215.602 trẻ em là người thuộc diện F0, F1 được hỗ trợ; tăng số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động để tăng cường nhân lực phòng, chống dịch Covid - 19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Về thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh Covid - 19; Nghị quyết số 116/NQ-CP thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bị đại dịch Covid - 19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bị đại dịch Covid - 19; Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid - 19. Tổng kinh phí thực hiện chính sách là 38 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid - 19; miễn tiền chậm nộp thuế với  tổng giá trị hỗ trợ là khoảng 145 nghìn tỷ đồng. Năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.1.2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp miễn, giảm, gia hạn một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Các giải pháp này được doanh nghiệp, Nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Bài học kinh nghiệm: Thành công của việc thực hiện Nghị quyết số 30 là minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc, sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế; sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn, sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương, sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Đại dịch Covid - 19 là đại dịch nguy hiểm, chưa có tiền lệ nên việc áp dụng các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách của Quốc hội là một sáng tạo của Việt Nam. Tổ chức thực hiện phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, phát huy phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành...

__________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.