Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVIII

Nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện, bền vững

Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang năm 2023 có nhiều khởi sắc với 31/36 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch; hệ thống hạ tầng giao thông là một trong những điểm sáng, góp phần thúc đẩy toàn diện kinh tế của địa phương… Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng Hà Giang trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững.

Nhiều gam màu sáng

Đánh giá về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 tại Kỳ họp thứ 14, nhiều đại biểu HĐND tỉnh bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được: 11 tháng năm 2023, Hà Giang có 31/36 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Trong đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.077,4 tỷ đồng, tăng 10,85% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 293,58 triệu USD, đạt 127,64% kế hoạch… "Kết quả này nhờ tỉnh đã tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ, có hiệu quả 3 đột phá, 5 chương trình trọng tâm Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra"- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn chia sẻ.   

Các đại biểu tham dự kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh. Ảnh: Trọng Hiếu
Các đại biểu tham dự kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh Ảnh: Trọng Hiếu

Cùng đó, hạ tầng giao thông là một trong những điểm nhấn trong bức tranh chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với quan điểm “hạ tầng giao thông là xương sống của nền kinh tế”, Hà Giang đã dồn lực vào lĩnh vực này. Nếu như trước kia, nhiều tuyến đường thôn, bản là đường đất, thì nay hầu hết đã được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, giao thương của người dân. Đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thành gần 260km đường bê tông nông thôn các loại, đạt 100% kế hoạch.

Đặc biệt, việc đẩy mạnh thi công các dự án giao thông có tính kết nối, lan tỏa tới phát triển liên vùng, vùng và địa phương, nhất là dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Hà Giang); khởi công dự án đập dâng nước tạo cảnh quan cho TP. Hà Giang; các dự án của chương trình phục hồi kinh tế - xã hội; công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai nghiêm túc, bài bản đến nay đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang được tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực xây dựng tỉnh Hà Giang trở thành tỉnh phát triển toàn diện, ổn định, bền vững.

Cùng với hạ tầng giao thông, du lịch cũng đang trên đà khởi sắc. Con số 3 triệu lượt khách, với tổng doanh thu đạt trên 7.000 tỷ đồng trong năm 2023 là minh chứng sinh động cho nỗ lực của tỉnh. Thời gian qua, Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp khai thác thế mạnh du lịch. Trong đó, có nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào du lịch. Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển du lịch nhằm quảng bá hình ảnh thiên nhiên, nét đặc trưng bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc đến với du khách trong và ngoài nước. Hà Giang đang là điểm đến hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước.  

Cùng với đó, từ chủ trương xóa nhà tạm, xóa bỏ hủ tục, tỉnh đã quyết tâm thực hiện hiệu quả nhất chủ trương này và gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận với hàng nghìn ngôi nhà tạm của người nghèo, người có công đã được cứng hóa. Đó là niềm vui, mơ ước bấy lâu nay của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hay từ việc triển khai đề án cải tạo vườn tạp đã góp phần phát huy nội lực, thay đổi nhận thức của bà con trong canh tác, sản xuất. Giờ đây, vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hủ tục về ma chay cũng giảm đáng kể…

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

Những kết quả trên đáng ghi nhận, song thực tế Hà Giang còn nhiều việc phải làm. Nhấn mạnh những nhiệm vụ năm 2024 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cho biết: với vị trí chiến lược quan trọng, nơi địa đầu Tổ quốc, Hà Giang luôn xác định việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Về phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện 3 đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm như: Đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, các tuyến đường giao thông liên kết vùng. Mặt khác, phát triển mạnh du lịch theo hướng bền vững; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; cải cách hành chính, chuyển đổi số, và triển khai tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia… hướng tới phát triển toàn diện, ổn định và bền vững.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.