Nên coi sách lậu là sách giả

Trong lúc ngành xuất bản đang trong cảnh sống leo lắt thì trên 3 tuyến phố Đinh Lễ, Đường Láng, Phạm Văn Đồng sách lậu vẫn được bày bán ngang nhiên. Và với những chiêu “đại hạ giá”, nơi đây vẫn thu hút đông người mua mỗi ngày. Sách lậu đang làm cho các nhà làm sách chân chính điêu đứng…

Ngang nhiên làm giả

Đây là ý kiến của đa số đại diện ngành Xuất bản trong các buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa,Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về thi hành Luật Xuất bản. Trong khi các NXB phải mất gần 2 năm trời mới có thể đưa đến công chúng một tác phẩm mới, song phát hành 3 ngày đã bị làm giả và được bày bán công khai tại các điểm chuyên sách lậu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh chia sẻ.

Ảnh: Đinh Loan
Ảnh: Đinh Loan

Hành trình ra đời của một cuốn sách lậu rất đơn giản, khi có thông tin một cuốn sách dự báo sẽ ăn khách, đặc biệt đối với những đơn vị làm sách có tiếng, những kẻ làm sách lậu chờ sách ra lò lập tức mua về đánh vi tính ra rồi in, hoặc thậm chí là phô tô rồi tung ra thị trường. Về hình thức, nếu sách chính thống được in công phu từ cách gập mép trang bìa trước và sau, có in hoa ở mép trang sách… của một số nhà in muốn tạo bản sắc riêng thì khi làm sách lậu, người làm đều cắt gọt cho nhanh. Và đương nhiên về chất lượng in sách đều rất khác biệt so với sách thật.

Không mất chi phí để làm ra một cuốn sách và công nghệ in lại rẻ mạt nên người ta dễ dàng bán ra với giá rẻ hơn NXB chính thức. Hoặc người in lậu còn tăng giá bìa cao hơn giá nhà xuất bản để tiện bề chiết khấu cho khách. Khách hàng mua sách thì chỉ quan tâm đến giá, càng giảm giá nhiều càng tốt. Và mua càng nhiều thì kẻ làm sách lậu càng thu nhiều tiền, trong khi nhà làm sách chân chính lại điêu đứng vì bị lỗ nặng. 

Không thể ngăn chặn bằng phạt hành chính

Không ít NXB cất công mua chính những ấn phẩm làm giả sách của mình về để tìm ra sự khác biệt, để so sánh và phản ánh với cơ quan chức năng. Có nhà sách còn tìm đến đúng địa chỉ in sách lậu của mình để làm bằng chứng; làm đơn trình báo với cơ quan chức năng, song cũng chỉ nhận được cái lắc đầu rằng, chế tài chưa đủ mạnh, chức năng của các cơ quan chỉ là phạt hành chính. Vậy nên nạn in sách lậu cứ hoành hành và việc tái diễn sau khi bị phạt cũng là chuyện hiển nhiên.

Không ít ý kiến cho rằng, để giải quyết triệt để tình trạng này, cần diệt tận gốc là các cơ sở in ấn sách lậu. Thực tế hiện nay, các cơ quan chức năng ở Hà Nội chưa thể thống kê đầy đủ có bao nhiêu cơ sở in được phép hoạt động, song chúng đang mọc ra như nấm sau mưa. Chỉ cần máy tính, máy in, và khi có hợp đồng các cơ sở này làm ngày làm đêm, rất nhanh gọn. Hơn thế, lại các cơ sở in lậu sách thường nằm sâu trong các ngõ ngách nhằm trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Đã vậy, theo quy định, muốn kiểm tra cơ sở in, phải thông báo trước, chính điều này đã khiến việc xử lý các cơ sở in lậu khó khăn hơn...

Trước thực trạng sách của mình bị in lậu, một số NXB, nhà sách đã nỗ lực tự bảo vệ mình bằng cách sản xuất một loại tem chống giả riêng, hoặc có dấu hiệu riêng cho xuất bản phẩm của mình. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những biện pháp tạm thời. Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết triệt để nạn in lậu sách rất cần một hành lang pháp lý chặt chẽ và nghiêm minh. Theo Gs.Ts Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - chuyên gia của Đoàn giám sát cho rằng, nên chăng coi làm sách lậu là sách giả, hàng giả và những người làm và tiêu thụ sách giả sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Văn hóa

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.