Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh

Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động. Trong đó, các chỉ số về chất lượng điện năng, dịch vụ khách hàng và quản trị doanh nghiệp cho thấy, việc phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện đã đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả khách hàng sử dụng điện.

Ngày 14.11 vừa qua, Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC Luân Quốc Hưng đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC” tại Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II. Báo cáo tham luận đã điểm lại nhiều kết quả quan trọng trong triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện tại Tổng công ty.

2.jpg
Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC Luân Quốc Hưng trình bày tham luận tại Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Nhiều kết quả nổi bật

Theo đó, chỉ trong thời gian 5 năm, EVNHCMC đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động. Trong lĩnh vực Quản lý vận hành, Tổng công ty đã tự động hóa 100% lưới điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với 2 Trung tâm điều khiển hệ thống điện, 100% trạm 110kV vận hành ở chế độ không người trực, 100% lưới trung thế được điều khiển từ xa và vận hành tự động hoàn toàn, các phần mềm quản lý vận hành lưới điện SCADA/DMS, quản lý mất điện trực tuyến OMS, bản đồ mất điện trên nền thông tin địa lý. Đồng thời, đã triển khai ứng dụng có hiệu quả các công nghệ cao như sửa chữa điện nóng, rửa sứ online, sửa chữa bảo dưỡng tiên tiến, giúp giảm tối đa thời gian và số lần mất điện do công tác và do sự cố.

Trong quản lý tài sản, EVNHCMC đã sử dụng nhiều phần mềm để quản lý các thông tin thiết bị như thông số kỹ thuật, lịch sử bảo dưỡng, thử nghiệm; quản lý lưới điện với 100% dữ liệu lưới cao/trung/hạ thế và điện kế khách hàng; chẩn đoán, bảo trì các thiết bị quan trọng cao/trung thế theo điều kiện vận hành. Nhờ đó đã tăng cường hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị, tăng tuổi thọ của tài sản, tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý vận hành, bảo đảm an toàn cho hệ thống và quản lý rủi ro tốt hơn.

1.jpg
Các diễn giả tại Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Về quản lý năng lượng, EVNHCMC đã sử dụng các phần mềm để quản lý hơn 14.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với tổng công suất 365MWp. Đồng thời, đã triển khai hoàn tất dự án thí điểm hệ thống lưới điện thông minh siêu nhỏ Microgrid (có tích hợp điện lưới, năng lượng tái tạo (PV), máy phát và hệ thống pin tích trữ năng lượng) đầu tiên tại Việt Nam; triển khai chương trình tiết kiệm điện; bảo đảm hạ tầng cho xe điện tại TP.HCM (240 trạm sạc với tổng số 790 cổng sạc xe ô tô điện của Vinfast). Từ đó, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sản lượng điện tiết kiệm đạt 2,22%; cắt giảm đỉnh phụ tải giờ cao điểm trưa khoảng 200MW), góp phần chủ động và tích cực thực hiện mục tiêu Netzero vào năm 2050.

Riêng về dịch vụ khách hàng, EVNHCMC đã sớm hoàn thành lắp đặt công tơ thông minh cho 100% khách hàng sử dụng điện; 100% các dịch vụ khách hàng được cung cấp trực tuyến; xấp xỉ 100% thanh toán tiền điện bằng hình thức điện tử. Đồng thời, đưa vào vận hành: tổng đài đa kênh và Web 360 để nâng cao trải nghiệm khách hàng (khách hàng có thể tự lựa chọn loại hình dịch vụ và người phục vụ thông qua chỉ số đánh giá năng lực của từng nhân viên); ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khảo sát chất lượng cuộc gọi; robot tự động nghe gọi (callbot) và chat với khách hàng (chatbot)...

Nắm bắt đúng xu thế, chủ động đổi mới sáng tạo

Theo Phó Tổng giám đốc EVNHCMC Luân Quốc Hưng, các chỉ số về chất lượng điện năng, dịch vụ khách hàng và quản trị doanh nghiệp cho thấy việc phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn điện đã đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả khách hàng sử dụng điện.

Điển hình, như: độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn thành phố liên tục được nâng cao, thể hiện qua chỉ số về số lần mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIFI) và thời gian mất điện trung bình mỗi khách hàng (SAIDI) trong năm đều giảm. Cụ thể, SAIDI giảm từ 124,0 phút năm 2018 xuống 15,2 phút năm 2023, tương ứng giảm trung bình 34,0%/năm. SAIFI giảm từ 1,57 lần năm 2018 xuống 0,18 lần năm 2023, tương ứng giảm trung bình 35,1%/năm. Năng suất lao động tính theo sản lượng điện thương phẩm tăng từ 4,14 triệu kWh/lao động năm 2018 lên đến 5,22 triệu kWh/lao động năm 2023, tương ứng tăng trung bình 4,75%/năm.

Nhờ nắm bắt đúng xu thế, chủ động đổi mới sáng tạo, phát huy năng lực của người lao động, xây dựng và quyết liệt triển khai chiến lược phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, EVNHCMC đã không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và năng suất lao động. Kết quả phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số của EVNHCMC được công nhận không chỉ trong nước và quốc tế; góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện đầy đủ, ổn định, chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh.

MỘT SỐ DẤU ẤN NỔI BẬT CỦA EVNHCMC VỀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

- Năm 2019, đoạt giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông TP. Hồ Chí Minh lần thứ 11 (Đơn vị có ứng dụng CNTT - TT tiêu biểu).

- Năm 2020, nhận giải “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” do Hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng.

- Năm 2021, nhận giải thưởng “Thương hiệu vàng” của TP. Hồ Chí Minh.

- Năm 2022, EVNHCMC trở thành doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận đạt mức độ chuyển đổi số cấp độ 3/5 (mức hình thành doanh nghiệp số). Đồng thời, được nhận giải thưởng Doanh nghiệp sáng tạo ASEAN năm 2022 do Diễn đàn kinh doanh IoT châu Á (AIBP) trao tặng.

- Năm 2023, được chứng nhận doanh nghiệp chuyển đổi số nâng cao (mức 4/5), được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích tiêu biểu xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành thông tin và truyền thông Việt Nam. Đồng thời, được trao hạng Nhì - Giải thưởng VIFOTEC lần thứ 30 và giải thưởng “Thương hiệu vàng” của TP. Hồ Chí Minh (lần 2).

- Năm 2024, nhận Giải thưởng “Dự án Lưới điện thông minh của năm” tại tuần lễ Điện lực châu Á - Enlit ASIA; đồng thời, nhận Giải thưởng hạng mục “Tự động hóa trong Lưới điện thông minh” của tạp chí Power Magazine, Mỹ.

Doanh nghiệp

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế
Doanh nghiệp

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế

Việc trở thành một tài xế nữ có nhiều những rào cản xã hội và còn nhiều lo lắng về sự an toàn. Với sứ mệnh kết nối, chia sẻ, Grab Việt Nam đã từng bước tháo gỡ rào cản, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nữ tài xế.

Phân bón Cà Mau: Doanh nghiệp vì cộng đồng
Doanh nghiệp

Phân bón Cà Mau: Doanh nghiệp vì cộng đồng

Với nhiều nỗ lực kiến tạo những giá trị bền vững và thịnh vượng, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục được vinh danh"Doanh nghiệp vì cộng đồng" trong buổi lễ tôn vinh "Saigon Times CSR 2024" do ấn bản online tiếng Anh The Saigon Times thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Doanh nghiệp

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

Ngày 15.11.2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên. BKS của SeABank cũng đã tiến hành bầu lại chức danh Trưởng BKS của Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BKS và đáp ứng các thông lệ chuẩn mực quốc tế tốt về quản trị công ty.

Vietbank nỗ lực tăng vốn điều lệ, kiên định với mục tiêu tăng trưởng bền vững
Doanh nghiệp

Vietbank nỗ lực tăng vốn điều lệ, kiên định với mục tiêu tăng trưởng bền vững

Mới đây, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Văn bản xác nhận về việc nhận được đầy đủ tài liệu Báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) nhằm tăng vốn điều lệ thêm 1.428 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của Vietbank lên mức 7.139 tỷ đồng. Việc hoàn tất các thủ tục tăng vốn tại UBCKNN đang giúp Vietbank nâng cao năng lực tài chính để tạo nền tảng cho việc phủ sóng mạng lưới rộng khắp cả nước.

Mua bán thuốc online: Đừng cấm, hãy quản lý hợp lý
Doanh nghiệp

Mua bán thuốc online: Đừng cấm, hãy quản lý hợp lý

Ngày 15.11, tại cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề: “Mua bán thuốc online - Nên hay không?” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức, các đại biểu đại diện cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia đã đề xuất cần sớm luật hóa và quản lý bán thuốc online, tránh để hậu quả khó lường.

Techcombank tiên Phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID
Doanh nghiệp

Techcombank tiên Phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới
Kinh tế

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới

Hơn 2 thập kỷ trên thị trường đồ uống và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút nhất định đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng là nữ giới mong muốn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện giữa nhịp sống hiện đại. Để giữ vững điều này, thương hiệu đã tập trung đầu tư vào chất lượng nguyên liệu và phát triển công nghệ sản xuất.

Đại diện Vietsovpetro nhận chứng nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Kinh tế

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Tại Diễn đàn Quốc gia thường niên văn hóa với doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động "Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" (Ban tổ chức 248) đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp; trong đó, có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”
Doanh nghiệp

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank”) được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó tiếp tục khẳng định xếp hạng nhà phát hành “BB-” của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"

Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.