Nâng cao năng lực tư vấn tâm lý cho 21.000 cán bộ, giáo viên

Trong 2 ngày 8-9.6, hơn 21.000 cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.

Chương trình được tổ chức trực tuyến với hàng trăm điểm cầu kết nối đến đội ngũ nhà giáo các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó có nhiều tỉnh thành có số lượng đăng ký tham dự lớn như Cà Mau với trên 8.000 giáo viên ở 44 điểm cầu, Sóc Trăng  với 7.900 cán bộ, giáo viên ở 12 điểm cầu, Nghệ An với gần 2.500 cán bộ, giáo viên ở 11 điểm cầu, Nam Định có 1.000 cán bộ, giáo viên ở 10 điểm cầu…

tran tho dat.jpg -0
Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt phát biểu khai mạc chương trình

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trần Văn Đạt, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay số lượng cán bộ, giáo viên đăng ký tham dự tập huấn gấp 7 lần số lượng dự kiến ban đầu. Điều này cho thấy sự quan tâm của các thầy cô giáo, cán bộ và lãnh đạo các cơ sở giáo dục, ngành giáo dục các địa phương về vấn đề này.

Nhấn mạnh học sinh phổ thông là lứa tuổi với đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển mạnh, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống chưa đầy đủ trong khi lại chịu nhiều tác động từ xã hội và không gian mạng, dễ nảy sinh các hành động tiêu cực, ông Đạt khẳng định công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng.

z4414016189733_876f5df1d1ddcfc50fea75d2226905b8.jpg -0
Chuyên gia trao đổi tại buổi tập huấn

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, trong các trường học không có vị trí việc làm dành cho công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường. Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên được tổ chức; quy trình triển khai thực hiện công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học nhiều nơi chưa được thực hiện đúng,...

Đặc biệt, việc tập huấn nội dung hỗ trợ, can thiệp với học sinh có suy nghĩ, hành vi tự gây tổn thương cho bản thân hiện nay đang là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, việc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học trong các cơ sở giáo dục là hết sức quan trọng.

Cũng theo ông Đạt, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ, bảo vệ học sinh trong trường học và cũng để triển khai hướng dẫn một số cơ sở giáo dục thí điểm mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường, giúp cán bộ giáo viên có thêm công cụ để thực hiện ngày càng tốt hơn hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với tổ chức UNICEF biên soạn Tài liệu hướng dẫn thí điểm mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

z4414016479365_794b069a22407437e49f45093d0421e7.jpg -0
Giáo viên tahm dự chương trình được thực hành sơ cứu tâm lý

Trong hai ngày tập huấn, cán bộ, giáo viên được các chuyên gia:

Thứ nhất, hướng dẫn sử dụng Tài liệu triển khai mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông, tập trung vào các nội dung: Mục đích, đối tượng can thiệp, nhiệm vụ của mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục; Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của mô hình thí điểm công tác xã hội và tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục.

Thứ hai, hướng dẫn nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục trong phòng chống hành vi tự hại và tự tử, tạp trung vào các nội dung: Kiến thức chung về thực trạng, nguyên nhân, động cơ tâm lý của học sinh có nguy cơ, suy nghĩ, hành vi tự gây tổn thương và tự tử; Hiểu và có khả năng triển khai các quy trình, nhận diện, đánh giá học sinh có nguy cơ, suy nghĩ, hành vi tự gây tổn thương và tự tử; Thực hành sơ cứu tâm lý và các hoạt động phòng ngừa hành vi tự gây tổn thương, tự tử.

z4414016482403_55d69dac65d3d999937a32bf3d04fb98.jpg -0
Giáo viên cần quan tâm tới hoạt động tư vấn, giúp nhận diện những khó khăn, khủng hoảng tâm lý cho các em.

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên đề nghị các thầy cô chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, những tình huống thực tiễn gặp phải tại các nhà trường để cùng với các chuyên gia, các thầy cô chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để đợt tập huấn đạt hiệu quả cao.

Sau khi kết thúc tập huấn này, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt đề nghị các cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn lần này cần quan tâm tới hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh, giúp nhận diện những khó khăn, khủng hoảng tâm lý cho các em.

Ngoài ra, cần hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các giải pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc tư vấn, hỗ trợ tâm lý, cách thức thực hành các kỹ năng, các hoạt động nhằm nhận diện, phát hiện, phòng ngừa và can thiệp với các hành vi nguy cơ trong trường học của học sinh.

Các nhà trường cũng cần phối hợp với các tổ chức liên quan trong việc tư vấn, hỗ trợ và can thiệp trong trường hợp học sinh có những vấn đề tâm lý, đặc biệt các thể nặng, lưu giữ hồ sơ những học sinh có những vấn đề về tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp cần thiết sau này.

Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.