Năm 2023 thu trên 344 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định cho các tác giả, thu trên 344 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả trong năm 2023.

Thông tin trên được Tổng giám đốcTrung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VPCMC) Đinh Trung Cẩn đưa ra tại Lễ tổng kết hoạt động sáng 19.1.

Lạm dụng cơ chế thỏa thuận, trì hoãn trả tiền bản quyền

Báo cáo của VCPMC cho thấy, năm 2023, nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn có tình trạng trì hoãn trả tiền bản quyền, lạm dụng cơ chế thỏa thuận để cố ý làm mờ nhạt quyền “độc quyền” của tác giả đã được pháp luật quy định cũng như né tránh nghĩa vụ thuộc về bên sử dụng, gây khó khăn, tốn kém về chi phí xử lý, thời gian và nhân lực của VCPMC.

Điển hình một số vụ việc như ở "BlackPink", "Mắt Biếc - Tình ca Ngô Thụy Miên", "BamBam The 1st World Tour Area 52" (các show này tuy kéo dài thỏa thuận nhưng cũng đã trả tiền trước giờ biểu diễn), "Mây Sài Gòn", "Mây lang thang" (Đà Lạt, Hà Nội), "Lululola"… (các show này không thiện chí trả tiền bản quyền, bộ phận pháp lý đang lập hồ sơ khởi kiện)...

Năm 2023 thu trên 344 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc -0
Tổng giám đốcTrung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VPCMC), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phát biểu 

Những sự việc trên đây, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, đã khiến Trung tâm gặp thêm khó khăn và bị chi phối thời gian, nhân lực trong khi nguồn lực này đang tập trung vào các hoạt động chính là cấp phép, khai thác và thu tiền bản quyền.

"Tác hại hơn, sự việc còn gây tác động tiêu cực đến ý thức, nhận thức của nhiều đơn vị sử dụng nói chung, đơn vị tổ chức biểu diễn nói riêng, tiếp tay cho tình trạng trốn tránh, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền cho tác giả. Vì vậy mà kể từ khi Nghị định số 144/2020/NĐ-CP được ban hành, mặc dù tình hình biểu diễn trên cả nước khá sôi động, nhưng nguồn thu ở lĩnh vực này vẫn thấp, tỷ trọng chỉ khoảng 4% tổng nguồn thu của VCPMC", ông Cẩn cho biết.

Bên cạnh đó, nguồn thu ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cà phê, khách sạn (sử dụng nhạc nền) đến nay vẫn chưa được khôi phục tốt sau ảnh hưởng của đại dịch khiến cho tình hình kinh doanh khó khăn và biến động. Việc nhiều công ty tự ý đứng ra bảo đảm về bản quyền nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc kinh doanh, phân phối bản ghi cũng khiến cho hoạt động cấp phép gặp trở ngại. 

Nhiều đơn vị truyền hình trả tiền chưa thực hiện nghĩa vụ, chậm trễ việc thỏa thuận trả tiền và gây khó khăn cho VCPMC, thậm chí chưa thống nhất việc áp dụng Biểu mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP để thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền...

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả thành viên

Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, VPCMC vẫn nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định cho các tác giả, thu trên 344 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả trong năm 2023, chưa tính nguồn thu quốc tế, tăng khoảng 29% so với năm 2022, vượt 10% so với chỉ tiêu đề ra. VCPMC đã thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả với số tiền phân phối gần 306 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2022.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn thông tin, Trung tâm vẫn hỗ trợ và tư vấn pháp lý, giải quyết khiếu nại của các tác giả thành viên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định. Tăng cường rà soát, xử lý vi phạm về quyền tác giả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, đặc biệt ở lĩnh vực biểu diễn và trực tuyến. Giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp và kiến nghị; củng cố cơ sở pháp lý nhằm quản lý khai thác và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả thành viên VCPMC.

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu trên 344 tỉ tiền tác quyền năm 2023 -0
PGS.TS. Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam chúc mừng các nhạc sĩ

Đánh giá vai trò và hoạt động của Trung tâm, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Đỗ Hồng Quân cho rằng, thành tích này cho thấy những cố gắng không ngừng của các thành viên Trung tâm trong lĩnh vực bản quyền, bảo vệ quyền tác giả, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người làm sáng tạo; cho giá trị tinh thần của các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam.

"Khi các tác giả được bảo đảm về quyền tác phẩm dẫn đến môi trường âm nhạc trong sạch hơn. Khán giả là người thụ hưởng cuối cùng sẽ được nhận tác phẩm tốt hơn, ở một chừng mực nào đó", nhạc sĩ Võ Hoài Phúc cho biết thêm.

Còn theo nhạc sĩ Nguyễn Thắng: "Tác giả khi bán đứt tác phẩm hoặc bán quyền chuyển nhượng, sử dụng tác phẩm thì phải nghiên cứu kỹ hợp đồng, nhất là trong thời điểm có quá nhiều nền tảng số như hiện nay. Với bên mua quyền sử dụng tác phẩm, họ có quyền kinh doanh trên nhiều nền tảng. Vì vậy, nếu tác giả không xem xét kỹ sẽ có những điều khoản dẫn đến thiệt thòi, thậm chí mất tác phẩm". Đó là lý do cần sự trợ giúp của VCPMC trong các công việc này. 

Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, VCPMC là nơi tạo cho anh động lực, niềm tin để sống được với nghề, đặc biệt có thêm tinh thần để tiếp tục cống hiến, sáng tạo các tác phẩm mới, hay hơn, cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu trên 344 tỉ tiền tác quyền năm 2023 -0
Thành viên VPCMC tại lễ tổng kết hoạt động năm 2023

VCPMC đã ký thỏa thuận ủy quyền với 86 tổ chức quản lý tập thể quyền với phạm vi điều chỉnh ở 154 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung tâm thường xuyên cập nhật dữ liệu tác giả - tác phẩm trên hệ thống lưu trữ, đối soát và phân phối. Rà soát các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26.4.2023 của Chính phủ nhằm từng bước triển khai, điều chỉnh, hoàn thiện các mặt hoạt động phù hợp với quy định mới, cụ thể trong việc cấp phép sử dụng quyền tác giả, ký hợp đồng ủy quyền, xây dựng biểu mức tiền bản quyền, tổ chức bộ máy, quản lý nội bộ…

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.