Mưa đá, dông lốc làm 2.538 ha lúa và hoa màu thiệt hại

Bản tin phát đi sáng ngày 30.4 từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong các ngày 28 - 29.4 mưa đá và dông lốc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc khiến 1.635 ngôi nhà hỏng mái và tốc mái, 2.538 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, 1.340 con gia cầm bị chết, 40 cột điện gãy đổ và 11 trường học bị ảnh hưởng…

Cụ thể, chỉ trong tối 29, rạng sáng 30.4 ở khu vực các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Yên Bái đã có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to. Lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi hơn 80mm như ở các trạm Mường Chà 75,8 mm, Mường Tùng 68,8 mm (đều thuộc Điện Biên); trạm Mường Chiên 2 63,6 mm (Sơn La); trạm Hua Bum 3 61,2 mm (Lai Châu); trạm Phố Lu 70,8 mm (Lào Cai); Nậm Mười 48,6 mm (Yên Bái)…

Còn trước đó, lượng mưa lớn dẫn đến  lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các địa bàn trên. Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. 

Mưa đá, giông lốc khiến 2.538 ha lúa và hoa màu thiệt hại -0
Thiên tai trong 48h làm Yên Bái thiệt hại hàng chục tỷ đồng 

Trong ngày hôm nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục cảnh báo, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các địa bàn cụ thể như sau:

Điện Biên: Nậm Pồ, Tuần Giáo, Mường Chà, Tủa Chùa, Mường Ảng, thị xã Mường Lay.

Lai Châu: Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè.

Sơn La: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, thành phố Sơn La, Mường La.

Lào Cai: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, thị xã Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát.

Yên Bái: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Mù Cang Chải, Lục Yên.

Mưa đá, giông lốc khiến 2.538 ha lúa và hoa màu thiệt hại -0
Đường phố thành phố Điện Biên Phủ bị ngập cục bộ nhiều nơi

Về thiệt hại, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, mưa đá, giông lốc từ đêm 28.4 - 29.4 ở các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên khiến 1.635 ngôi nhà hỏng mái và tốc mái, 2.538 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, 1.340 con gia cầm bị chết, 40 cột điện gãy đổ và 11 trường học bị ảnh hưởng.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.