Mở đường cho quá trình chuyển đổi số, tạo cơ hội phát triển ở Hà Giang

Ngày 20.2, Tổ công tác Đề án số 06/CP của tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến 3 cấp, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) trong năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 trên địa bàn. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án số 06 tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn chủ trì Hội nghị…

	Đề án 06/CP mở đường cho quá trình chuyển đổi số ở Hà Giang -0
Toàn cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Năm 2023, công tác triển khai Đề án số 06 trên địa bàn tỉnh được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; nhận thức, hành động của các cấp, ngành và Nhân dân chuyển biến tích cực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp với quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Các nhiệm vụ Đề án số 06 thuộc trách nhiệm của địa phương cơ bản được thực hiện kịp thời và đạt được kết quả quan trọng. Hết năm 2023, đã triển khai thực hiện 17/17 nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 434 của Tổ công tác Đề án số 06 của Chính phủ. Trong đó, 8 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8 nhiệm vụ duy trì thực hiện thường xuyên, 1 nhiệm vụ đang triển khai. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 96,9%; Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đối với 25 dịch vụ công thiết yếu tăng cao, đạt 82,6%, tăng 64,8% so với năm 2022.

	Đề án 06/CP mở đường cho quá trình chuyển đổi số ở Hà Giang -0
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại hội nghị

Cùng với đó, Hà Giang đã hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn, sớm hơn 48 ngày so với mốc thời gian quy định; Tỷ lệ đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Nhiều ứng dụng của Đề án số 06 phục vụ phát triển KT – XH được thực hiện đem lại hiệu quả cao như: Sử dụng thẻ căn cước công dân thay thế thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh đạt tỷ lệ 81,7%; Triển khai thí điểm phương án chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách an sinh xã hội tại 4 đơn vị cấp xã với tỷ lệ đối tượng tham gia đạt 82,9%; Triển khai thanh toán học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục đạt 93,7%; Thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí trên 26.800 lượt; Triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử toàn tỉnh, đã kết nối liên thông với 17/17 bệnh viện, với trên 903.200 hồ sơ cá nhân, trên 165.600 hồ sơ hộ dân… Theo Kế hoạch số 69, ngày 17.2.2023 của UBND tỉnh đề ra 12 nhóm, với 24 chỉ tiêu, đến tháng 12.2023 đã thực hiện đạt và vượt 15 chỉ tiêu.

	Đề án 06/CP mở đường cho quá trình chuyển đổi số ở Hà Giang -0
Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phan Huy Ngọc phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nêu rõ: Kết quả triển khai Đề án số 06 đến nay mới chỉ là bước đầu, còn nhiều việc phải làm. Mặc dù nhiệm vụ ngày càng khó khăn và thách thức, song nếu nỗ lực phấn đấu sẽ là cơ hội lớn để phát triển KT – XH, tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch khác. Do đó, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã, cùng với lực lượng Công an cần quyết tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ Đề án số 06. Các sở, ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch thực hiện; Phân công, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, lộ trình, thời gian cụ thể cho các đơn vị cấp dưới; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, hướng dẫn, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” cho cấp cơ sở. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản của các bộ, ngành, của tỉnh về triển khai Đề án số 06. Duy trì, thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đề án 06 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, không để tình trạng đầu năm “đủng đỉnh”, cuối năm gấp gáp. Đồng thời, cần xác định đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại thi đua năm của các tập thể, cá nhân, người đứng đầu.

	Đề án 06/CP mở đường cho quá trình chuyển đổi số ở Hà Giang -0
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án số 06 năm 2023

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, địa phương phải thường xuyên nắm, theo dõi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ còn hạn chế, chậm tiến độ. Cùng với đó, đánh giá, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay; Chú trọng học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương làm tốt. Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là về công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ; Kết hợp, áp dụng song song giữa các hình thức tập huấn trực tiếp và trực tuyến, đào tạo từ xa cho nguồn nhân lực thực hiện Đề án số 06 bảo đảm hiệu quả, linh hoạt, thiết thực, phù hợp với nội dung, điều kiện thực tế.

	Đề án 06/CP mở đường cho quá trình chuyển đổi số ở Hà Giang -0
Giám đốc Công an tỉnh Phan Huy Ngọc tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án số 06 năm 2023

Mặt khác, Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp về Đề án số 06, dịch vụ công trực tuyến; tuyên truyền về các tiện ích trên ứng dụng VneID. Các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch triển khai Đề án số 06 trong năm 2024 để tập trung phối hợp, theo dõi, đôn đốc và thực hiện nghiêm túc; phấn đấu năm 2024, Đề án số 06 tỉnh Hà Giang đạt nhiều thành công để mang đến nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển KT – XH và chuyển đổi số tại địa phương.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.