Lưu giữ nét đẹp làng gốm cổ

Ở làng gốm cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, có một ông chủ lò gốm nhưng suốt ngày lại thủng thẳng với chiếc máy ảnh đi ngao du, ghi lại những hình ảnh về cuộc sống, con người, phong cảnh… ở nơi đây.

Cái dáng cần mẫn của ông với chiếc máy ảnh trong tay vẫn ra ra, vào vào các lò gốm, đến khắp các hang cùng ngõ hẻm của làng gốëm để ghi lại và lưu giữ cho thế hệ sau này biết về quãng thời gian đã qua của Bát Tràng. Ông là Phạm Lâm Trúc Quỳnh, chủ gallery “Bát Tràng qua hình ảnh”.

Khi chúng tôi tới thăm làng gốm thì cũng là lúc ông Phạm Lâm Trúc Quỳnh, đang hoàn thiện những bức ảnh cỡ lớn. Ông cho biết, đây những tác phẩm đẹp nhất, cảm xúc nhất của mình mà ông dự định sẽ gửi đến tham dự triển lãm ảnh trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Với ông, đó như là món quà của một người con làng gốm gửi đến Thủ đô yêu dấu.

Là một chủ lò gốm nhưng không tất bật với công việc sản xuất, kinh doanh. Người “nghệ sỹ” tay ngang này tự nhận mình là người yêu mến cái đẹp của quê hương, dù chỉ là một mái đình cong cong uốn trong ráng chiều đỏ rực, nét mặt thuần phác của con người làng gốm, hay một chiếc lá rơi nhẹ trong cái nắng thu vàng hanh hao…cũng khiến tâm hồn nhạy cảm của ông rung động và được ông lưu lại trong những bức ảnh của mình.

Khác với những làng quê khác ở Việt Nam, Bát Tràng là một làng nghề, không có cánh đồng thẳng cánh cò bay, không có lũy tre xanh… mà chỉ có nghề gốm. Nhưng mảnh đất này đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, đem lại cho ông biết bao cảm xúc để sáng tác. Ông cho biết, trong suốt gần 20 năm cầm máy, ông đã ghi lại được hàng vạn bức ảnh về cuộc sống của con người nơi đây, về làng nghề Bát Tràng. Song đối với ông, dù hàng nghìn, hàng vạn bức ảnh cũng không bao giờ thể hiện được hết vẻ đẹp của quê hương.

Ông Quỳnh nói: “Nếu chỉ nhìn nhận Bát Tràng là một làng gốm cổ thì quả là thiếu sót. Nét đẹp của Bát Tràng còn được thể hiện dưới góc độ là một mảnh đất văn hiến, hiếu học. Nơi đây có hàng chục vị tiến sĩ và 300 vị tiên nho, tiên hiền. Hiện tại, hầu hết các gia đình trong xã đều có con em học đại học…”.

Điều đáng ghi nhận là có những khoảnh khắc ông ghi lại được đến nay không còn nữa do sự đô thị hóa của làng nghề, như bến gốm xưa, những bức tường cũ, con đường làng cổ, những khoảnh khắc đẹp… Tất cả được ông ghi hình lại một cách chân thực và sống động. Với ông, những việc làm của mình để thế hệ mai sau thấy được và tự hào về quê hương mình.

Gallery “Bát Tràng qua hình ảnh” của ông luôn nhộn nhịp người đến thăm. Khách đến đây đều được ông tiếp đón cởi mở chân tình và dẫn đi giới thiệu những bức ảnh, những khoảnh khắc hiếm có về làng gốm cổ Bát Tràng với đầy niềm tự hào. Xem cách ông say sưa giới thiệu, mọi người đều ấn tượng về ông là con người yêu quê hương chân thành, tha thiết.

Ngoài việc gửi ảnh đi tham dự triển lãm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, ông Quỳnh dự định sẽ mở một phòng trưng bày ảnh của mình tại làng gốm cổ Bát Tràng trong dịp Thủ đô tròn 1.000 tuổi.

Văn hóa

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.