Trò chuyện đầu tuần

Luôn ưu tiên âm nhạc truyền thống!

Với niềm đam mê, tâm huyết, trách nhiệm với nghệ thuật truyền thống, nữ nhạc sĩ trẻ ĐINH KHÁNH LY say mê sáng tạo với âm nhạc dân gian. Cô đã sử dụng âm hưởng nhạc dân gian sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim, cũng như thực hiện nhiều dự án góp phần bảo tồn và lan tỏa dân ca ví - giặm, ca trù, hát xẩm...

Tạo góc nhìn mới mẻ, dễ tiếp cận

- Điều gì khiến chị lựa chọn âm nhạc dân gian trong các sáng tác của mình?

Nhạc sĩ ĐINH KHÁNH LY
Nhạc sĩ Đinh Khánh Ly

- Âm nhạc dân gian là kim chỉ nam trên con đường hoạt động nghệ thuật của tôi. Khi theo học nhạc cụ dân tộc tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tình yêu dòng nhạc dân gian trong tôi ngày càng được bồi đắp. Âm nhạc khắc họa từng hơi thở trong đời sống sinh hoạt của người Việt, là bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bảo tồn và lan tỏa di sản này.

- Giữ vai trò sáng tác, sản xuất và hòa âm, album “Tinh hoa đạo học” Vol.1 mới đây của chị nhận được phản hồi tích cực từ du khách trong trải nghiệm tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành tác phẩm đầu tiên dành cho di tích quốc gia đặc biệt này. Cảm xúc của chị ra sao?

"Tôi làm nhạc không theo “thời cuộc” hay các làn sóng thị trường, mà muốn tìm nét mới trong âm nhạc dân gian. Rất may mắn, con đường nghệ thuật của tôi được nhiều người khích lệ và ủng hộ. Các anh chị trong nghề giúp tôi hiện thực hóa ước mơ thủy chung với con đường âm nhạc truyền thống, bền bỉ với lý tưởng của riêng mình".

Nhạc sĩ ĐINH KHÁNH LY

- Tôi khá bất ngờ khi là nhạc sĩ đầu tiên sáng tác cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám. “Tinh hoa đạo học” là sản phẩm âm nhạc với 6 bản hòa tấu 5 nhạc cụ dân tộc gồm trống đồng, sáo, nguyệt, nhị, đàn tranh (thập lục), tương ứng với các lớp không gian của di tích. Qua từng khúc nhạc, tôi muốn gửi gắm tâm huyết, đam mê, ý thức, trách nhiệm của một nghệ sĩ trẻ được trao truyền, lan tỏa âm nhạc truyền thống.

Ở góc độ cá nhân, tôi nhận thấy âm nhạc dân gian đối với nhiều người vẫn là một dòng nhạc khó tiếp cận. Vì vậy, qua đây muốn mang đến các bản phối gần gũi hơn, hòa quyện âm nhạc truyền thống với EDM, Epic, World Music và những dòng chảy của âm nhạc thế giới. Từ đó mang đến tác phẩm có tính giao thoa, cộng hưởng và tạo góc nhìn mới mẻ cho công chúng.

- Là nghệ sĩ trẻ theo đuổi dòng nhạc dân gian, chị có nghĩ đó là con đường khó khăn?

- Tôi luôn tâm niệm rằng đam mê ở đâu thì lựa chọn và sự nghiệp của mình sẽ ở đó. Có rất nhiều con đường khó đi ở nhiều ngành nghề khác nhau chứ không chỉ riêng âm nhạc. Nhưng tôi tin rằng dám nghĩ, dám sống và hết mình với đam mê, lựa chọn dòng nhạc phù hợp với mình thì sẽ có những thành quả xứng đáng. Đó cũng là quá trình để tôi rèn luyện và thử thách cái tôi nghệ thuật cho riêng mình.

Tôn vinh văn hóa, lịch sử bằng âm nhạc

- Nhiều người nhận xét chị rất có duyên với các dự án nhạc phim. Trong các dự án này, chất liệu âm nhạc dân tộc có được sử dụng không?

- Tôi may mắn vì được đồng hành sản xuất âm nhạc cùng các dự án phim về danh nhân, văn hóa, lịch sử, như phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” (đạo diễn Nguyễn Văn Đức); phim “Bình minh phía trước” (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), “Đệ nhất sắc hương” (đạo diễn Lê Đức Tiến); nhạc phim hài Tết “Ai là chưởng lễ” (đạo diễn Trung Trần); phim quảng bá bức tranh kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ninh “Bình minh đang lên” (đạo diễn Bùi Hoài Thanh); hay phim 3D Mapping “Tinh hoa đạo học” (đạo diễn Trương Quốc Toàn) như vừa nói ở trên…

Nhạc sĩ Đinh Khánh Ly biểu diễn tại Lễ ra mắt album
Nhạc sĩ Đinh Khánh Ly biểu diễn tại Lễ ra mắt album " Tinh hoa đạo học" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đối với tôi, sáng tạo nghệ thuật không có giới hạn về thể loại nhưng với các dự án đòi hỏi có bản sắc riêng, tôi sẽ luôn ưu tiên âm nhạc truyền thống với âm hưởng dân gian Việt Nam.

- Và không gian sáng tạo với âm nhạc dân gian của chị không dừng ở nhạc phim? 

- Âm nhạc dân gian với tôi luôn luôn là mảnh đất màu mỡ, khó có thể khai thác hết. Tôi đã thực hiện dự án phối mới dân ca ví - giặm xứ Nghệ và bảo tồn xẩm, ca trù cổ với sự đồng hành của các nghệ nhân dân gian. Theo tôi, ba yếu tố quan trọng nhất để theo đuổi âm nhạc là đam mê, cảm xúc và trách nhiệm của lớp nghệ sĩ trẻ. Đam mê và cảm xúc giúp tôi thăng hoa trong âm nhạc và tạo nên các tác phẩm mới.

Ở vai trò nghệ sĩ trẻ, tôi cũng muốn đóng góp một phần công sức để bảo tồn và lan tỏa các giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời gìn giữ và tôn vinh văn hóa, lịch sử bằng âm nhạc. Đó là lý do mà nhiều năm qua tôi đi sâu vào âm nhạc dân gian và thực hiện nhiều dự án bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đưa những di sản nghệ thuật dân tộc đến gần hơn với công chúng.

- Sau những thành công bước đầu, chị mong muốn điều gì cho âm nhạc dân gian, truyền thống?

- Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng là một quá trình lâu dài, bền bỉ và cần sự kế thừa của thế hệ này qua thế hệ khác. Tôi mong các nghệ sĩ trẻ có cùng tình yêu, tâm huyết và đam mê với dòng nhạc chung tay góp tâm tài để âm nhạc truyền thống ngày càng phát triển, đến gần hơn với công chúng và ghi dấu ấn riêng trên bản đồ âm nhạc thế giới.

- Xin cảm ơn chị!

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...