Lừa chuyển nhượng cổ phần theo hình thức đa cấp để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để huy động vốn dưới hình thức chào bán cổ phần mang tính đa cấp, lấy tiền người trước trả tiền cho người sau.

Ngày 17.11, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, những tổ chức, cá nhân nào có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng cổ phần đối với Công ty cổ phần Vựa Miền Trung (mã số thuế 040203555) thì liên hệ cơ quan công an để phối hợp, hỗ trợ công tác điều tra liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy mô lớn.

Công an tìm người hợp tác, chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần Vựa Miền Trung -0
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thái Điền

Theo thông tin ban đầu, Công ty Cổ phần Vựa miền Trung được thành lập, đăng ký vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Đến ngày 6.11.2020, công ty này tiếp tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua điều tra thì các cổ đông sáng lập không góp vốn thực tế, công ty này cũng không có tài sản.

Mặc dù không phải là cổ đông, không sở hữu cổ phần tại Công ty Cổ phần Vựa miền Trung nhưng lợi dụng tư cách pháp nhân của Công ty, 2 đối tượng gồm: Nguyễn Thái Điền (39 tuổi, trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) và Đào Nguyên Nghị (41 tuổi, trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã đưa ra những thông tin gian dối về việc nhà đầu tư sau khi mua cổ phần của Công ty sẽ có quyền sở hữu cổ phần theo đúng quy định pháp luật.

Công an tìm người hợp tác, chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần Vựa Miền Trung -0
Công an bắt tạm giam Đào Nguyên Nghị

Các đối tượng này còn “nổ” rằng, số cổ phần nhà đầu tư sở hữu sẽ tăng giá trị theo thời gian và khi bán lại sẽ có lời. Thậm chí, đến năm 2025, Công ty được niêm yết thì sẽ giao dịch mua bán cổ phần tự do trên sàn chứng khoán để huy động vốn dưới hình thức chào bán cổ phần mang tính đa cấp, lấy tiền người trước trả tiền cho người sau.

Ngoài ra, cơ quan công an cũng phát hiện Điền và Nghị lập ra website “Fumart.vn” và app “Fumart”. Dù chưa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cấp phép hoạt động nhưng các đối tượng vẫn lấy làm “bình phong” để cho các nhà đầu tư tin tưởng cổ phần mà mình đã mua được quản lý dễ dàng, được theo dõi trên hệ thống, không bị mất và còn được chi trả hoa hồng khi giới thiệu cho người khác mua cổ phần. Từ đó thu hút, lôi kéo nhiều nhà đầu tư thứ cấp tham gia.

Số tiền nhận của các nhà đầu tư được Điền, Nghị dùng để chi trả hoa hồng. Một phần tiền dùng để tổ chức các sự kiện, truyền thông để quảng bá, lôi kéo nhà đầu tư. Một phần dùng cho các hoạt động kinh doanh hình thức, không có lợi nhuận để các bị hại tin tưởng tiếp tục giới thiệu, góp tiền mua cổ phần.

Căn cứ tài liệu thu thập được, cơ quan Công an xác định, Nguyễn Thái Điền và Đào Nguyên Nghị đã kêu gọi hơn 500 người tham gia mua cổ phần với số tiền chiếm đoạt hơn 38 tỷ đồng. Ngoài ra, Điền và Nghị còn cấu kết dùng số cổ phần không có giá trị của Đào Nguyên Nghị thế chấp và chiếm đoạt của bà Đ.T.S (58 tuổi, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) số tiền 1 tỷ đồng.

Với hành vi trên, Cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thái Điền và Đào Nguyên Nghị cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự.  Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.