Lễ hội Văn miếu Mao Điền tôn vinh đạo học

Theo kế hoạch, lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 23 - 24.3 (tức 14 - 15.2 âm lịch). 

Văn miếu Mao Điền nằm ở phía Đông Bắc của làng Mao, hay còn gọi là làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Theo tài liệu của Ban quản lý di tích huyện Cẩm Giàng, Văn miếu Mao Điền là nơi kế thừa và nối tiếp Văn miếu trấn Hải Dương xưa (nguyên ở xã Vĩnh Lại, huyện Đường An), có 3 gian chính tẩm, 5 gian bái đường. Hiện nay nền đất cũ vẫn còn, nằm bên hữu ngạn dòng sông Mao, người dân gọi đây là nền Văn miếu xưa.

Lễ hội Văn miếu Mao Điền tôn vinh đạo học -0
Cuối thế kỷ XVIII, Văn miếu được di chuyển về xã Mao Điền sáp nhập với trường học, trường thi trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sĩ nho học hàng đầu cả nước. Nguồn: MekongASEAN

Trước khi dời về vị trí hiện nay, Văn miếu trấn Hải Dương được xây dựng từ trước năm 1800 thuộc thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang. Đến thời Tây Sơn, Văn miếu chuyển về sáp nhập với trường thi Hương trấn Hải Dương tạo thành trung tâm văn hóa lớn tọa lạc trên diện tích đất ngang dọc rộng 36.000m2, với các hạng mục công trình nguy nga như nhà bái đường, hậu cung, đông vu, tây vu, đài nghiên, tháp bút…

Trải qua thời gian và biến thiên lịch sử, Văn miếu Mao Điền bị hư hại, xuống cấp nặng nề. Đến thời Nguyễn, Văn miếu trấn Hải Dương được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, các hạng mục công trình của Văn miếu Mao Điền khá hoàn chỉnh, hàng năm 2 kỳ xuân - thu, quan Tổng đốc từ thị xã Hải Dương về tế lễ trang nghiêm.

Đến năm 1948, thực dân Pháp chiếm đóng Văn miếu, xây dựng tường hào, lô cốt (hiện nay vẫn còn dấu tích) và đóng quân lập quận Mao Điền. Đầu năm 1952, bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến công quận Mao Điền. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn miếu dùng làm nơi chứa lương thực, vật tư của Nhà nước phục vụ kháng chiến. Những năm 1977 - 1990 khu di tích bị xuống cấp nặng nề, các công trình như nhà khải thánh, tháp bút, gác khuê văn… bị phá bỏ, chỉ còn lại 2 tòa tiền tế, hậu cung, nhà đông vu, chiếc khánh đá và 3 tấm bia đá.

Những đợt trùng tu liên tiếp sau này từng bước trả lại cho Văn miếu Mao Điền diện mạo xưa. Ngày 25.12.2017, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Văn miếu Mao Điền là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Tại Văn miếu Mao Điền, bên cạnh việc thờ tự đức thánh Khổng Tử còn phối thờ 8 vị đại khoa người Việt, trong đó có đúc tượng đồng 5 danh nhân là đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, anh hùng dân tộc - danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời lập bài vị 4 danh nhân là đại danh y, thái học sinh Tuệ Tĩnh, thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Từ lâu, Văn miếu Mao Điền trở thành thiết chế văn hóa, giáo dục, khuyến học, khuyến tài của tỉnh Hải Dương. Lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền là sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là học sinh, sinh viên đến tham quan, chiêm bái…

Lễ hội năm nay bắt đầu từ ngày 23.3 với lễ tế cáo yết. Chương trình khai hội ngày 24.3 gồm có các hoạt động văn nghệ chào mừng, diễn văn khai hội, tiến chữ dâng Thánh, cung tuyên văn tế đức thánh Khổng Tử cùng các vị đại khoa. Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra Ngày hội sách năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng thực hiện; thi Viết chữ đẹp, thi Rung chuông vàng; giao lưu biểu diễn dưỡng sinh; thi đấu cờ người và một số trò chơi dân gian như đi cầu kiều, bịt mắt bắt vịt, kéo co...

Ngoài ra, trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có trưng bày các chuyên đề: "Văn miếu Mao Điền xưa và nay"; "Giới thiệu thân thế sự nghiệp đức thánh Khổng Tử và các vị đại khoa phối thờ tại di tích"; "Trường thi Hương trấn Hải Dương tại Mao Điền". Bên cạnh đó là hoạt động thư pháp cùng các gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Cẩm Giàng...

Văn hóa

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.