Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Khơi dậy truyền thống yêu nước; tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Sáng 16.3, UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 2024), Lễ hội Yên Thế 2024. 

Từ sáng sớm, hàng chục nghìn người dân sở tại và du khách đã có mặt tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) để dự lễ hội. Chương trình lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng, trực tuyến trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang; 42 đài phát thanh và truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp sóng. Trước đó, các đại biểu dâng hương tại đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế. 

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Khơi dậy truyền thống yêu nước; tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc -0
Đại biểu dâng hương tại đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế. Ảnh: ITN

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trình bày diễn văn khai hội, trong đó nhấn mạnh: Nằm ở vị trí chiến lược, Bắc Giang từ xưa được coi là "phên dậu", một trong "tứ trấn" trọng yếu của đất nước; nơi đây đã sớm hun đúc truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trên mảnh đất Bắc Giang đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, tiêu biểu hơn cả là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do các vị thủ lĩnh áo nâu Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đứng lên chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX.

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Khơi dậy truyền thống yêu nước; tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc -0
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: ITN

Khởi nghĩa Yên Thế được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá "là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân Pháp trước khi có Đảng". Đây là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của hai vị thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế trở thành bản hùng ca bất diệt của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Khơi dậy truyền thống yêu nước; tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc -0
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: ITN

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, điều kiện KT-XH hết sức khó khăn thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bắc Giang luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng về phát triển KT-XH của cả nước. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái biểu dương, chúc mừng những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung. 

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế là để chúng ta ôn lại trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và có cuộc sống hạnh phúc hôm nay.

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Khơi dậy truyền thống yêu nước; tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc -0
Phần tái hiện cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Nhà hát Chèo Bắc Giang biểu diễn.

Lễ hội năm nay kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế được UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì tổ chức trong 3 ngày (từ 15 đến 17.3) với sự chuẩn bị chu đáo. Điểm nhấn của Lễ hội là chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế", được dàn dựng quy mô hoành tráng, công phu. Chương trình gồm hai phần: Hùm Thiêng Yên Thế và Bắc Giang, khúc ca ngày mới. 

Di tích những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế đã được Nhà nước đầu tư, các nhà hảo tâm, cơ quan, doanh nghiệp và khách thập phương hưng công chung tay tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 450 tỷ đồng. Tiêu biểu như: Đình ba tầng mái, đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế, đồn Phồn Xương (Yên Thế); chùa Vồng, đình Hả, đền thờ Lương Văn Nắm (Tân Yên); đình Đông (thị xã Việt Yên), chùa Kem (Yên Dũng). Năm 2019, Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám được công nhận là điểm du lịch, trở thành địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan, chiêm bái.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.