Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023:

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới

Ghi nhận công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm trước, song tại phiên họp sáng nay, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục với một số loại tội phạm có xu hướng tăng cao, diễn biến phức tạp trong 10 tháng qua; làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới. 

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Sáng 13.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Xử lý nghiêm minh án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp

Thẩm tra về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, năm 2023, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, bảo đảm phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân và đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật và tội phạm.

Lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp để phát hiện, xử lý nhanh chóng những điểm nóng; kịp thời truy bắt các đối tượng khủng bố, chống chính quyền nhân dân; xử lý nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Qua đó, tổng số vụ án được phát hiện tăng so với cùng kỳ; một số loại tội phạm được kiềm chế và kéo giảm (số vụ phạm tội có tổ chức giảm 26,92%; số vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi giảm 5,62%); tình hình an toàn giao thông cũng giảm cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Đồng thời, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp, công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực và đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Thanh tra, Kiểm toán đã phát hiện nhiều vi phạm, kiến nghị thu hồi cho ngân sách Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng, chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cũng thẳng thắn chỉ rõ, dù đã có nhiều cố gắng nhưng tổng thể chung, tội phạm gia tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản do tội phạm gây ra. Trong đó một số loại tội phạm tăng mạnh, như giết người, cướp tài sản, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng, gây rối trật tự công cộng...

Theo Ủy ban Tư pháp, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn một số bất cập, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để phạm tội, như: đăng kiểm phương tiện giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác khoáng sản, cấp phiếu lý lịch tư pháp... Đặc biệt, tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46% về số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt, số vụ nhận hối lộ được phát hiện tăng 312,5%. Điều này cho thấy, nhờ quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta, công cuộc chống tham nhũng ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả trên cũng thể hiện công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế.

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng đề cập đến tình trạng lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp, công ty luật dưới hình thức mua bán nợ để cưỡng đoạt tài sản với các thủ đoạn đe dọa, khủng bố bằng tin nhắn, điện thoại gây hoang mang trong dư luận; xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; số vụ cháy, số người chết do cháy tăng mạnh.

Đối với công tác điều tra, xử lý tội phạm, Ủy ban Tư pháp ghi nhận, trong thời gian qua, công tác này đã tiếp tục có chuyển biến tích cực, chất lượng công tác điều tra đã được nâng lên, một số chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án đã đạt và vượt; công an xã chính quy đã triển khai thực hiện thẩm quyền về xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, góp phần giảm tải cho Cơ quan điều tra cấp huyện.

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, một số loại tội phạm xâm phạm sở hữu thì tỷ lệ điều tra, khám phá thấp; tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội; việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn vi phạm; vẫn còn một số trường hợp phải đình chỉ điều tra do không chứng minh được tội phạm và để xảy ra một số trường hợp dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra... Trong đó, Ủy ban Tư pháp lưu ý, số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%), cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm ma túy.

Ủy ban Tư pháp đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế đã nêu trong các báo cáo thẩm tra và tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp và đại biểu Quốc hội đã nêu. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm.

Trước tình trạng gia tăng mạnh của một số loại tội phạm và dự báo tình hình kinh tế, xã hội thời gian tới còn nhiều khó khăn, Ủy ban Tư pháp đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan cần đưa ra những giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để phòng ngừa và xử lý hiệu quả tội phạm.

Đánh giá kỹ nguyên nhân, hiệu quả các biện pháp phòng, chống cháy, nổ

Cho ý kiến tại Phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của ngành Tòa án, ngành Kiểm sát đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng và có nhiều tiến bộ hơn so với năm trước.

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến tình trạng một loạt loại tội phạm tăng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị, các báo cáo cần phân tích và nêu kỹ hơn nguyên nhân gia tăng một số loại tội phạm nêu trên. Trong đó, đặc biệt phải làm rõ có nguyên nhân do kinh tế sau đại dịch Covid-19 khó khăn dẫn đến số lượng các vụ cướp tài sản, cướp giật, lừa đảo tăng mạnh hay không, để từ đó, có các giải pháp trong thời gian tới cho phù hợp, tạo sự chuyển biến trên thực tế.

Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên cả nước diễn biến phức tạp, có thời điểm xảy ra liên tiếp các vụ cháy, dẫn đến 3-4 người cùng một gia đình thiệt mạng do cháy, nổ. Cũng theo báo cáo của Chính phủ, cả nước hiện còn tới trên 38.000 cơ sở đã đưa vào sử dụng còn vi phạm về phòng cháy và khó có khả năng khắc phục theo tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy. Các ngành đã ra rất nhiều văn bản và những biện pháp chỉ đạo, nhưng số cơ sở đưa vào sử dụng còn vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy vẫn tương đối nhiều.

Nêu ra thực tế trên, Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị, phải tiếp tục xem xét nguyên nhân số lượng các cơ sở và tình trạng vi phạm, cũng như việc cháy, nổ xảy ra liên tiếp và còn nhiều; đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân và hiệu quả của các biện pháp phòng, chống cháy, nổ thời gian qua. “Các cơ quan chức năng đã ra rất nhiều chủ trương, biện pháp về phòng, chống cháy, nổ, nhưng kết quả chưa tương xứng với những giải pháp, chủ trương đưa ra”, Trưởng Ban Công tác đại biểu lưu ý.

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến số vụ tội phạm ma túy phát hiện gia tăng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị làm rõ do sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, do pháp luật, hay nguyên nhân nào khác mà ma túy đi qua được đường hàng không, đường thẻ xanh của hải quan...?

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cũng lưu ý, tình trạng lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp, công ty luật dưới hình thức mua bán nợ để cưỡng đoạt tài sản là một loại hình tội phạm mới so với năm 2022. Do vậy, cần phân tích, đánh giá để xác định loại hình tội phạm này gia tăng có phải do lợi dụng sơ hở của pháp luật, hay do quản lý của cơ quan chức năng, cho cấp phép thành lập những doanh nghiệp này...?

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm ​​​​​phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tại phiên họp, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ đã giải trình về các vấn đề được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra. 

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã được xây dựng nghiêm túc, công phu, có đổi mới, bám sát được bối cảnh của tình hình năm 2023, thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ về các nội dung cần báo cáo với Quốc hội theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các luật có liên quan. Trong đó, báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao năm nay có điểm mới là đã tích hợp được các nội dung về giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng trong báo cáo công tác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp rất dày dặn, có nhiều thông tin, bao quát các công việc, đánh giá rất toàn diện, có tính phản biện cao...

Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các báo cáo của Chính phủ, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng kiểm sát tối cao cần làm rõ hơn về kết quả, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm trong thời gian tới, đặc biệt đối với một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu tại Nghị quyết số 96 của Quốc hội hoặc một số chỉ tiêu giảm mạnh so với năm 2022.

Trong đó, Chính phủ cần phân tích, dự báo xu hướng tội phạm vi phạm pháp luật trong thời gian tới; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục với một số loại tội phạm có xu hướng tăng cao, diễn biến phức tạp trong 10 tháng qua; làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục một số loại hình tội phạm mới; làm rõ vấn đề tồn đọng án tử hình và giải pháp khắc phục; thống nhất về cách tính số liệu giữa báo cáo của Chính phủ với báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus

Chiều 2.4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng chủ trì Khóa họp 16 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, dự triển lãm “Việt Nam EXPO 2025” và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Belarus tại Hà Nội.

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng

Ngày 2.4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ đã tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ

Nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, chiều ngày 2.4, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham quan Bảo tàng lịch sử Quốc gia Armenia

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc Armenia anh hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Đơn giản hóa thủ tục tuyển dụng, sử dụng chuyên gia công nghệ cao
Chính trị

Đơn giản hóa thủ tục tuyển dụng, sử dụng chuyên gia công nghệ cao

Sáng 2.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Tập đoàn FPT về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia
Chính trị

Phát huy tối đa thế mạnh, khai thác hiệu quả dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Armenia

Tiếp tục chương trình Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Armenia diễn ra sáng nay, 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Việt Nam, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp hai nước đã chia sẻ, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh và các lĩnh vực hai bên có thể tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ dự lễ khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong
Chính trị

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ dự lễ khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong

Sáng 2.4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia. Ảnh: L. Giang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam và Armenia cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn Chính phủ Armenia cũng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh thành công tại Armenia. Khẳng định điều này tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia diễn ra sáng nay, 2.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hợp tác kinh tế không chỉ là câu chuyện của lợi ích kinh doanh, mà còn là sợi dây gắn kết nhân dân hai nước, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị Việt Nam - Armenia; với sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng nhau biến tiềm năng thành những kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc.