77 năm - Hành trình kỳ tích của người Chứt

Kỳ 2: Người Mã Liềng thoát nghèo trên vùng định canh

Trong hành trình đi tìm giải mã cho câu chuyện hòm phiếu bầu cử đầu tiên có đóng góp của bà con dân tộc Chứt, vô tình đưa chúng tôi lạc giữa đại ngàn sâu thẳm, chứng kiến đổi thay của bà con nơi đây. Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết cụ thể của Quốc hội, Chính phủ và HĐND các cấp về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… đối với đồng bào dân tộc thiểu số; giờ đây, dân bản Cà Xen (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã dần xóa được đói, nghèo. 

Biết trồng lúa nước…

Chiều muộn, đoàn cán bộ xã Thanh Hóa do Chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tâm dẫn đầu nhiệt tình, hồ hởi dẫn chúng tôi vào bản Cà Xen - địa bàn sinh sống, quần tụ của người Mã Liềng (thuộc dân tộc Chứt). Con đường vào bản hiểm đến độ, từ đường Hồ Chí Minh rẽ vào một con đường nhỏ khuất tầm nhìn, nếu không có cổng chào mộc mạc “bản Cà Xen” thì cũng khó để phát hiện ra nơi đây có bóng dáng con người.

Ông Nguyễn Công Huấn, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình trao quà cho đồng bào vùng cao. Ảnh: HĐND tỉnh Quảng Bình.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Công Huấn trao quà cho đồng bào vùng ca. Ảnh: HĐND tỉnh Quảng Bình

Càng ngạc nhiên hơn, khi nằm sâu trong đại ngàn những con đường vào trung tâm bản lại mát mắt một màu xanh của cây rừng xung quanh và hai bên trồng xen lẫn nào lúa, lạc, hoa màu… Nhà đồng bào Mã Liềng ở khuất sau những rặng cây xanh bạt ngàn. Thấy một người đàn ông đang làm cỏ lạc gần bên đường, chúng tôi dừng xe bắt chuyện. Đoàn cán bộ xã và người đàn ông này như thân thiết từ lâu, họ chào hỏi nhau tíu tít chuyện trò rôm rả. Câu chuyện vô tình níu chúng tôi gần nhau hơn khi Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Thị Lệ Hằng đi cùng đoàn, hồ hởi giới thiệu: “đây là anh Hồ Chí Thanh, một trong những gương chịu khó, sản xuất giỏi của bản”.

Dù đường từ xã vào bản thư vắng nhưng trong nắng mưa đêm ngày, dường như lúc nào chị Chủ tịch Hội nông dân xã cũng có mặt ở bản, chị như là người con của Cà Xen. Cũng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, miệng nói tay làm của chị, mà bà con bản siêng năng hơn, biết nhiều kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi hơn. Dân bản yêu thương gọi chị là “Hồ Hằng” cũng đồng nghĩa chị là con cháu Bác Hồ kính yêu.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn kiên cố của mình, ông Hồ Pợt (53 tuổi) kể lại những đổi thay của bản làng khi lưu giữ lại từng cái gùi đan, từng chày giã gạo có niên đại vài chục năm khi người Mã Liềng nghe lời cán bộ bỏ tập quán “du canh du cư” sống “định canh định cư” xây dựng nếp sống mới.

Trước đây, bà con ở rải rác trên các ngọn đồi núi xa xôi; khoảng năm 1993 - 1994, được cán bộ vận động về sinh sống định cư ở thung lũng Cà Xen này, lúc đó bà con chưa biết làm ruộng nước, cuộc sống đói cơm, vất vả lắm. Sau đó, được các cán bộ Ban Dân tộc tỉnh chỉ dạy cách san bằng các đám đất nương khô mấp mô thành ruộng, dẫn nước vào để trồng lúa. Song, mãi mấy năm sau vẫn chưa có lúa để ăn vì kỹ thuật thâm canh còn kém, ruộng chưa được cải tạo tốt…, bà con chán nản định bỏ cuộc.

Nhờ sự hỗ trợ, hưỡng dẫn tận tình mà dân bản Cà Xen đã trồng lúa nước thuần thục. Ảnh Q.N
Nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình mà dân bản Cà Xen đã trồng lúa nước thuần thục. Ảnh: Q.N

Sau được cán bộ nói từ từ, trồng lúa cũng phải như nuôi con nhỏ, phải làm từ từ. với sự kiên trì hướng dẫn của cán bộ cắm bản và quan tâm thường xuyên hỗ trợ giống, phân bón của chính quyền địa phương dần dà bà con đã biết chịu khó học tập kinh nghiệm để biết làm ruộng lúa. "Đây là thay đổi lớn đối đồng bào, trong bao đời qua du cư, du canh chỉ biết làm nương rẫy, săn bắt, hái lượm. Giờ nhà tôi cũng được 6 sào lúa, cũng thừa đủ ăn cho cả gia đình" - ông Hồ Pợt nói.

Ông Phạm Anh Minh, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hóa cho biết, Đảng ủy đã thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của cấp trênvề thc hiện công tác dân tộc thiểu số; đặc biệt Chỉ thị 49-CT/TW ngày 20.10.2015 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội các chỉ thị, chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Huyện ủy, nghị quyết của HĐND huyện Tuyên Hóa về tăng cường và đổi mới công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đảng trong lòng bà con

Khi hạ tầng, kinh tế ngày một tốt lên thì ý thức, văn hóa của bà con cũng được nâng dần. Anh Hồ Chí Thành thuộc thế hệ thanh niên 8X nhưng đã có thâm niên 10 năm làm Bí thư Chi bộ bản Cà Xen khẳng định, tập tục, lối sống của bà con bản đã khác xưa nhiều, sạch sẽ hơn, tự giác chấp hành các chủ trương hơn.

Ngoài "cầm tay chỉ việc" giúp bà con Mã Liềng thâm canh trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế, thì công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại Cà Xen luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư. Hiện, trên địa bàn bản Cà Xen đã được đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng làm các công trình cơ bản; triển khai xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho bà con ở xóm Bạch Tài với kinh phí 13 triệu đồng.

“Công tác giáo dục ở bản Cà Xen luôn được cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể các cấp quan tâm. Trong năm, xã đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp với nhà trường và Hội Khuyến học xã cùng với cán bộ của bản vận động 5 em học sinh nghỉ học trở lại trường” - Bí thư Hồ Chí Thành chia sẻ.

Đảng luôn trong lòng đồng bào, chi bộ bản Cà Xen cũng vậy! Chi bộ có 11 đảng viên, trong đó 5 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Đại hội Chi bộ bản Cà Xen nhiệm kỳ 2022 - 2025, đã bầu ra 1 ủy viên BCH Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025; 1 đảng viên là đại biểu HĐND xã, nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Cà Xen vẫn còn những khó khăn như những bản làng đồng bào thiểu số khác trên dãy Trường Sơn Tây Quảng Bình. Đó là trình độ dân trí tại bản còn thấp, nhận thức của đồng bào dân tộc còn hạn chế, vẫn còn bị động trong lao động.

"Vì vậy, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn đặt mục tiêu tổ chức triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm Chương trình công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chính sách dân tộc trên địa bàn xã" - Bí thư Hồ Chí Thành nói.

Rời Cà Xen khi mặt trời khuất đằng Tây, những rặng núi đã xa mờ nhưng trên suốt con đường về xuôi, chúng tôi nhớ mãi lời ông Hồ Pợt: “không có chi mà nói nữa, quá mừng rồi. Mình như là con cháu của huyện, tỉnh, trung ương, của xã rồi. Họ nuôi đến mức độ đó mà, gì cũng lo cả, đời sống của bà con được lo hết sức rồi đó, không ai trách gì nữa cả”.

Niềm vui về cuộc sống mới của bà con lan tỏa xóa hết mệt nhọc trên hành trình đi tìm câu chuyện cổ tích của chiếc hòm phiếu đầu tiên mộc mạc đơn sơ mà chứa vẹn ân tình.

Hội đồng nhân dân

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.