Kỳ 2: Linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn

ctmtqg-anhbia1.jpg

Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG là một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái thời gian qua.

ctmtqg-ky2.png

Có thể còn nghèo về kinh tế nhưng giàu về ý tưởng, tư duy luôn đổi mới sáng tạo, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ - Một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái trong triển khai các Chương trình MTQG là thực hiện lồng ghép các nguồn vốn. Do tỉnh Yên Bái địa hình đồi núi phức tạp nên việc áp dụng suất đầu tư theo quy định là khó khăn, vì vậy riêng đối với danh mục đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo mục tiêu, quy mô, không áp đặt tổng mức đầu tư. Để bảo đảm sự chủ động, linh hoạt, Yên Bái tăng cường lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô.

Tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (các dự án đầu tư dưới 05 tỷ đồng); phê duyệt dự toán nhiệm vụ để thực hiện các chương trình. Chỉ đạo các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành rút ngắn thời gian thẩm định dự án (không quá 3 ngày làm việc/01 hồ sơ); xây dựng kịch bản chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án... Riêng đối với vốn sự nghiệp, giao các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở bảo đảm đúng đối tượng, nội dung, định mức; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ quyết định đối với các nội dung, nhiệm vụ triển khai trên địa bàn từ 02 địa phương trở lên.

Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG...

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới, năm 2023, tỉnh Yên Bái ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, theo đó lồng ghép các nguồn lực thuộc các Chương trình MTQG và nguồn lực ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với mục tiêu hỗ trợ 3.022 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định. Đến tháng 10/2024, đã hỗ trợ được 2.979/3.022 nhà (đạt 98,5% kế hoạch); tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 340 tỷ đồng, trong đó kinh phí huy động từ nguồn xã hội hoá chiếm trên 75%.

hotrolamnha.png
Tỉnh Yên Bái đã linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Trong quá trình triển khai thực hiện, ngoài số nhà được hỗ trợ từ các Chương trình MTQG là 2.191 nhà, tỉnh Yên Bái hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa làm 831 nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo không thuộc diện hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đồng thời bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa tăng mức hỗ trợ làm nhà. Mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cũng cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương (Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà làm mới, 20 triệu đồng/nhà sửa chữa; tỉnh Yên Bái hỗ trợ với mức 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa, riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).

Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết thêm: “Trong điều kiện tỉnh nghèo, song cùng với các chính sách của Trung ương, Yên Bái đã rất quan tâm, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng của tỉnh. Điển hình là thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch giảm nghèo bền vững, trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án, Kế hoạch; các địa phương ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện. Linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa trong thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà, vì vậy mỗi căn nhà sau khi hoàn thành có giá trị cao hơn so với mức hỗ trợ từ ngân sách”.

Yên Bái luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tạo thành phong trào lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ tại các địa phương, người dân tự nguyện hiến đất, hiến cây cối, hoa màu, vật kiến trúc để có mặt bằng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng xây dựng nông thôn mới. Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như: kiên trì tuyên truyền, thuyết phục; lấy hộ dễ làm trước, thuyết phục hộ khó làm sau; phân công cụ thể cho từng đoàn thể vận động hội, đoàn viên trong gia đình.

Việc tự nguyện giải phóng mặt bằng đã trở thành biểu tượng, hình ảnh tốt đẹp trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện rõ vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp... Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Yên Bái đã phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường của người dân, khơi dậy và “kích hoạt” được nguồn nhân lực, vật lực to lớn trong dân bằng sự giúp đỡ của làng xóm, họ hàng, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.