Kỳ 1: Quyết liệt, đồng bộ

ctmtqg-anhbia1.jpg

Những năm gần đây, nhắc đến Yên Bái là gợi nhớ đến “slogan” (một khẩu hiệu ngắn gọn) quen thuộc trong triết lý phát triển của tỉnh: “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xuyên suốt tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái, để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân thì không có nhiệm vụ, giải pháp nào nằm ngoài các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; giá trị cốt lõi và đích đến không nằm ngoài mục tiêu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.

Câu chuyện về Yên Bái - tỉnh miền núi nghèo nhưng những năm gần đây luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt; là một trong những điểm sáng của vùng trung du và miền núi phía Bắc trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

ctmtqg-ky1.png

Các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, giai đoạn 2021 - 2025, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đúng lộ trình Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

botruong-kiemtrayb.jpg
Đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Yên Bái tháng 12/2023

Công tác quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG được Yên Bái triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, bài bản. Tỉnh đã thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo theo quy định.

Hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ, đồng bộ, là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 17 văn bản (trong đó 14 văn bản quy phạm pháp luật), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 62 văn bản (trong đó 04 văn bản quy phạm pháp luật); sở, ban, ngành ban hành 29 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình tại địa phương.

Trong đó, đã ban hành đầy đủ văn bản triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG.

Những năm gần đây Yên Bái luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ Nhất trong vùng và đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG.

Ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Giải ngân được các nguồn vốn thì chính sách mới đến được với người dân; kết quả giải ngân sẽ góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh. Để làm được điều này, chúng tôi lấy hiệu quả, sự cấp thiết của nhiệm vụ, dự án; nguyện vọng chính đáng của người dân; sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch làm mục tiêu, mục đích để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc Chương trình MTQG luôn được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành; sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trong việc theo dõi, đôn đốc từng chương trình”.

bm2.jpg

Các Chương trình MTQG được triển khai quyết liệt, đồng bộ ở Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp, làm mới, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thông đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất phát triển, ổn định, nâng cao đời sống; xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả; chất lượng giáo dục và đào tạo nâng lên; hoạt động văn hóa thể thao phát triển; việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm; thực hiện kịp thời, các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, nhận thức của người dân được nâng lên, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; cảnh quan, môi trường ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang; hệ thống chính trị được củng cố, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.