Tiếp sức ngư dân vươn khơi, bám biển

Nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong điều kiện chi phí cho chuyến đi biển tăng cao và góp phần quản lý tốt tàu cá hoạt động trên biển, chống khai thác IUU, sớm góp phần gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn tỉnh. 

Hướng đến sinh kế bền vững

Vùng ven biển tỉnh Nghệ An với tổng diện tích là 1.114,87km2, rộng 4.230 hải lý và chiều dài bờ biển là 82km có điều kiện tự nhiên, tài nguyên biển đa dạng, lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như phát triển cảng biển, du lịch, logistics.

Đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp các Đồn Biên phòng tuyến biển xử phạt các hành vi phạm về khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ, vùng lộng tỉnh Nghệ An. Nguồn: ITN
Đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp các Đồn Biên phòng tuyến biển xử phạt các hành vi vi phạm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, vùng lộng tỉnh Nghệ An. Nguồn: ITN

Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản khai thác của Nghệ An đạt 201.198,1 tấn tương đương giá trị đạt 4.788,07 tỷ đồng, trong đó khai thác biển đạt 193.885,3 tấn, bằng 106,53% so với kế hoạch năm. Năm 2023, Nghệ An đặt mục tiêu sản lượng khai thác 192.000 tấn, trong đó khai thác biển đạt 187.000 tấn. Luỹ kế đến ngày 18.10.2023, sản lượng khai thác biển đạt 172.665 tấn, bằng 92,33% so với kế hoạch năm, bằng 103,14% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Như Long, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Nghệ An cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 8.700 lao động làm nghề khai thác thủy hải sản trực tiếp, ngoài ra còn có lao động ở những làng nghề truyền thống, các hộ sơ chế, doanh nghiệp chế biến thủy sản… cũng là sống nhờ biển.

Ở góc nhìn vĩ mô, những tác động từ việc bị áp thẻ vàng EC đã khiến thủy sản Việt Nam thu hẹp thị trường tiêu thụ, giảm mạnh về giá trị và đơn hàng xuất khẩu dẫn đến những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bà con ven biển nói riêng và vị thế kinh tế của Việt Nam nói chung. Việc bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân ven biển tại Nghệ An là cách chia bài toán lớn thẻ vàng EC thành nhiều phần để giải đáp từng phần. Ổn định sinh kế được xem là giải pháp mang tính căn cơ, dài hơi mang tính bền vững mà Nghệ An đã áp dụng mang lại hiệu quả cao. 

Do đó, Nghệ An đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế vùng ven biển gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, ưu tiên phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, nuôi trồng; tăng cường các hoạt động khai thác đánh bắt, chế biến; củng cố và phát triển các làng nghề; phát triển các ngành công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển để giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Cụ thể, trong những năm qua, Nghệ An đã quan tâm, đầu tư nâng cấp các cơ sở hậu cần nghề cá nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển với 4 cảng cá chính; đầu tư mở rộng cảng Nam Quèn, Quỳnh Thuận với 507m cầu cảng, nhà mái che bốc dỡ hàng hóa, đầu tư vào năm 2022 với nguồn kinh phí gần 200 tỷ đồng. Những dự án nói trên đã góp phần tạo thêm “điểm tựa” để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển dài ngày.

Hỗ trợ tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND ngày 7.7.2023 về chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn Nghệ An (Nghị quyết 01) từ nguồn ngân sách tỉnh.

Theo đó, hỗ trợ kinh phí chuyến biển cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi với định mức một lần/tàu/năm với mức hỗ trợ 13,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 700CV trở lên; hỗ trợ 10,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 700CV; hỗ trợ 7,5 triệu đồng đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 250CV đến dưới 400CV. Đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 150CV đến dưới 250CV, từ 90CV đến dưới 150CV và dưới 90CV thì mức hỗ trợ lần lượt là 4 triệu đồng, 3 triệu đồng và 2,5 triệu đồng/tàu. Hỗ trợ 50% kinh phí mua một bộ thiết bị giám sát hành trình thay thế thiết bị Movimar (nhóm tàu cá chưa được hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 22.7.2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An); nhưng không quá 8,75 triệu đồng. Hỗ trợ 70% cước phí thuê bao hàng tháng cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá nhưng không quá 250.000 đồng/tàu/tháng.

Về điều kiện hỗ trợ, tàu cá tham gia khai thác thủy sản có báo cáo vị trí hoạt động tại vùng khơi thông qua thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống giám sát tàu cá của Cục Thủy sản. Thời gian hỗ trợ, hỗ trợ kinh phí chuyến biển; cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31.12.2025. Hỗ trợ kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình thay thế thiết bị Movimar kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31.12.2023. 

Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND được HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 7.7.2023 và thay thế Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 22.7.2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình và cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Trước đó, tỉnh Nghệ An cũng đã đưa ra khái quát các mức hỗ trợ sử dụng nguồn ngân sách tỉnh, tổng kinh phí dự kiến là 36,04 tỷ đồng, trong đó, năm 2023 là 13,74 tỷ đồng; năm 2024 là 11,15 tỷ đồng; năm 2025 là 11,15 tỷ đồng.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.