Kiểm toán Nhà nước: Nhiều khó khăn trong quản lý nợ thuế năm 2022

Tác động xấu của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế trong năm 2022 khiến nợ thuế tiếp tục tăng cao. Một số địa phương, cơ quan hải quan không đạt chỉ tiêu thu nợ thuế. Trong khi đó, nhiều trường hợp khoanh nợ thuế và xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp chưa phù hợp… Những vấn đề nổi cộm này đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ rõ qua kiểm toán công tác quản lý nợ thuế năm 2022.

Nợ thuế năm 2022 tăng 36% so với năm 2021

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023 của KTNN cho biết, nợ thuế do cơ quan thuế quản lý (chưa bao gồm nợ dầu thô và nợ ngoài ngành thuế): Tổng số nợ đến ngày 31.12.2022 là 158.914,7 tỷ đồng (số nợ này chưa bao gồm số nợ thuế đã khoanh nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội), tăng 36% so với năm 2021 (158.914,7 tỷ đồng/116.961,7 tỷ đồng), số tuyệt đối tăng 41.952,9 tỷ đồng.

Kiểm toán nhà nước: Nhiều khó khăn trong quản lý nợ thuế năm 2022 -0
Ảnh minh họa

Nguyên nhân nợ thuế tăng cao theo báo cáo của Tổng cục Thuế là do dịch Covid-19 vẫn còn có tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn được sử dụng chủ yếu vào việc tái cơ cấu và tái đầu tư. Mặt khác, giá dầu, nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Một số dự án đất vướng mắc chưa đi vào hoạt động, khai thác nên người nộp thuế (NNT) chưa nộp tiền vào NSNN. Một số người nộp thuế rời bỏ thị trường kinh doanh làm tăng thêm tiền nợ thuế.

Qua kiểm toán cho thấy, tỷ trọng nợ thuế đến ngày 31.12.2022 so với thu nội địa (trừ dầu thô) bằng 10,97% (tương đương 158.914,7 tỷ đồng/1.447.915 tỷ đồng), tăng so với năm 2021 với tỷ trọng 9,2% (116.961,7 tỷ đồng/1.268.644 tỷ đồng). KTNN cũng chỉ ra 22/59 Cục Thuế được kiểm toán, tổng hợp nợ thuế chưa đầy đủ 7.546,3 tỷ đồng; 13/63 địa phương còn chênh lệch giữa báo cáo nợ thuế đến ngày 31.12.2022 được in từ ứng dụng TMS với báo cáo nợ thuế do Cục Thuế nộp bản giấy số tiền 2.768,6 tỷ đồng; một số địa phương không đạt chỉ tiêu thu nợ do Tổng cục Thuế giao. Tại nhiều địa phương một số cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa đầy đủ, kịp thời đối với một số NNT; phân loại nợ chưa đúng quy định.

Cũng theo KTNN, nợ thuế do cơ quan hải quan quản lý đến ngày 31.12.2022 là 7.298,7 tỷ đồng (trong đó nợ thuế chuyên thu 5.853,7 tỷ đồng, nợ thuế tạm thu 1.445 tỷ đồng), tăng 3,8% (270,7 tỷ đồng) so với năm 2021 (7.298,7 tỷ đồng/7.028 tỷ đồng). Cụ thể: nợ quá hạn về thuế chuyên thu 5.853,7 tỷ đồng, tăng 4,9% (272,9 tỷ đồng); nợ quá hạn về thuế tạm thu 1.445 tỷ đồng, giảm 0,4% (6 tỷ đồng).

Qua kiểm toán tổng hợp tại Tổng cục Hải quan cho thấy, còn 18/27 cục hải quan thực hiện thu nợ đọng thuế đạt dưới 10% chỉ tiêu thu nợ được Tổng cục giao, trong đó có 6 cục hải quan được giao chỉ tiêu nhưng không thực hiện được. Việc phân loại vào nợ khó thu đối với các khoản nợ đọng thuế chuyên thu tại thời điểm ngày 31.12.2022 còn chưa phù hợp với trạng thái người nộp thuế (NNT) tại website tracuunnt.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế.

Đáng chú ý, 125 NNT được phân loại vào nợ khó thu vì lý do khác nhưng thực tế có 111 NNT mà Tổng cục Thuế đang theo dõi ở trạng thái “đang hoạt động”, 13 NNT đang ở trạng thái “tạm ngừng kinh doanh có thời hạn”, 1 NNT đang hoạt động (chưa đầy đủ thủ tục cấp mã số thuế). Thêm vào đó, có 94 NNT được phân loại vào nợ khó thu với lý do “Nợ của NNT không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh”, trong đó lý do “ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh” là chưa phù hợp với quy định tại điểm 3 Điều 4 Quyết định số 2317/QĐ-TCHQ. Qua đối chiếu với hệ thống theo dõi của Tổng cục Thuế tại Website: tracuunnt.gdt.gov.vn, 66 NNT vẫn đang thuộc trạng thái “đang hoạt động”; 27 NNT thuộc trạng thái “NNT tạm ngừng kinh doanh có thời hạn”; 1 NNT thuộc trạng thái “đang hoạt động (chưa đầy đủ thủ tục cấp mã số thuế). Ngoài ra, còn 206 NNT có thông tin phân loại nợ thuế chưa thống nhất trên nhiều tờ khai hải quan.

Nhiều trường hợp khoanh, xóa nợ thuế chưa phù hợp

Đánh giá về tình hình khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội, KTNN cho biết, theo báo cáo của cơ quan thuế, cơ quan hải quan, tổng số khoanh nợ, xóa tiền phạt, tiền chậm nộp lũy kế từ khi thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 đến 30.6.2023, gồm: khoanh nợ 704.614 NNT với số tiền 28.398,2 tỷ đồng; xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp 390.074 NNT với số tiền 8.773,4 tỷ đồng.

Tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu các loại thuế, phí lệ phí, các khoản thu khác... vẫn diễn ra tại các đơn vị được kiểm toán. Qua kiểm toán, KTNN xác định số phải nộp NSNN tăng thêm 3.841 tỷ đồng.

Thông tin rõ hơn về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) - cho biết, qua rà soát số liệu khoanh nợ thuế và xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tại 7 cục thuế năm 2022 do Tổng cục Thuế cung cấp và danh sách khoanh, xóa do Tổng cục Hải quan cung cấp và chọn mẫu một số hồ sơ xóa nợ thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế cho thấy, tại cơ quan thuế, còn tình trạng khoanh, xóa chưa phù hợp với trạng thái tại website tracuunnt.gdt.gov.vn. Cụ thể như, khoanh, xóa cho các chi nhánh ở tình trạng “không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh” trong khi công ty mẹ vẫn “đang hoạt động” hoặc “tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn” tại website tracuunnt.gdt.gov.vn nhưng được khoanh, xóa nợ tiền thuế là chưa phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019. Điển hình là TP. Hồ Chí Minh khoanh nợ thuế năm 2022 của 13 chi nhánh với số nợ được khoanh 10.219,5 triệu đồng…

Theo KTNN, một số cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế chưa đầy đủ; lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế năm 2022 chưa đủ số lượng theo quy định tại Quy trình kiểm tra thuế; chưa kiểm tra đầy đủ các loại hồ sơ khai thuế đối với NNT lựa chọn kiểm tra tại cơ quan Thuế theo quy định; chưa phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử của các hộ, cá nhân có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, KTNN phát hiện tình trạng xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 khi ở trạng thái “đang hoạt động”. NNT được khoanh, xóa nợ theo trường hợp “NNT không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh” tuy nhiên tại website tracuunnt.gdt.gov.vn đang ở trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế”…

Tại cơ quan hải quan, qua kiểm toán cho thấy, có 3 NNT được khoanh nợ số tiền 1,86 tỷ đồng do “NNT không còn tại địa chỉ đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, qua tra cứu tại website tracuunnt.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế cho thấy có 1 NNT có tình trạng “đang hoạt động”; 2 NNT có tình trạng “tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn”. Đáng chú ý, có 16 NNT có ngày thay đổi thông tin gần nhất tại website tracuunnt.gdt.gov.vn sau ngày cục hải quan ban hành quyết định khoanh nợ với số nợ khoanh là 9,5 tỷ đồng.

KTNN cũng chỉ ra tình trạng một số địa phương chưa hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kê khai, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định, điển hình như tại tỉnh Hậu Giang (5 dự án), tỉnh Kiên Giang (6 dự án); chưa xác định tiền chậm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định (Thanh Hóa, Hưng Yên, Ninh Bình, Hậu Giang, Kiên Giang).

Kinh tế

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi
Tài chính

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

HDBank đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão. Theo đó, HDBank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường 1-2%/năm. Đồng thời, HD SAISON - đơn vị thành viên của HDBank – đã đưa ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thông thường.

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện
Kinh tế

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng
Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng

Sáng 5.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội đã diễn ra Chương trình “Vietnam Construction Awards 2024 và Diễn đàn Triển vọng ngành Xây dựng Việt Nam” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện thường niên của ngành xây dựng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức và Tạp chí Người Xây dựng là cơ quan thực hiện.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định
Kinh tế

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết 9 tháng năm 2024, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả khá, thành phố thu hút trên 1.540 triệu USD vốn FDI; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn
Kinh tế

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) cho rằng, ứng dụng công nghệ trong bất động sản sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của người dân khi họ nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ, dù ban đầu có thể hơi lạ lẫm.

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Kinh tế

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Sau gần 5 năm kể từ khi ra mắt, cùng với số lượng dân cư gia tăng mạnh mẽ, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) không ngừng bổ sung hàng loạt tiện ích mới. Đây cũng là cách mà Vinhomes tri ân với khách hàng, những người đã tin tưởng lựa chọn đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn làm nơi an cư, lạc nghiệp.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

 Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều
Kinh tế

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.
Kinh tế

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học, Chủ tịch Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (VNEI) Nguyễn Trung Dũng cho rằng, trước tiên, các trường phải xác định mục tiêu là gì và tùy chiến lược, nguồn lực của mình để quyết định theo hướng nào...

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.

Cán bộ nhân viên nhà máy chào mừng đoàn tham quan.
Kinh tế

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.