Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc XVIII 2024

Động lực to lớn cho cơ sở công nghiệp nông thôn

2024 là năm tăng tốc của Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Thời gian tới, cần sớm đồng bộ các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh; để khuyến công thực sự trở thành nguồn vốn mồi, là động lực tiếp sức cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

170,8 tỷ đồng kinh phí khuyến công cho các tỉnh, thành phố phía Bắc

Khu vực phía Bắc được đánh giá có vị trí địa lý hết sức quan trọng, trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước và có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. Theo báo cáo của Cục Công Thương địa phương, tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2023 của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 176,4 tỷ đồng, đạt 94,6% so với kế hoạch năm (186,5 tỷ đồng). Trong đó, có nhiều nội dung hoàn thành đạt tỷ lệ cao như hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; phát triển các cụm công nghiệp, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.  

Động lực to lớn cho cơ sở công nghiệp nông thôn -0
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hạnh Nhung

Bước sang năm 2024, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã bám sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thực trạng và nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn để tập trung tổ chức thực hiện các đề án, nhiệm vụ khuyến công ngay sau khi được phê duyệt được hiệu quả nhất. 

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024 được phê duyệt khu vực phía Bắc là 170,8 tỷ đồng, thấp hơn 8,5% so với kế hoạch năm 2023 (186,5 tỷ đồng). 6 tháng đầu năm, kinh phí toàn vùng ước thực hiện đạt 34,7 tỷ đồng, đạt 20,3% kế hoạch năm, cao hơn 10,25% so với cùng kỳ. Chương trình đã hỗ trợ 57 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến; hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho 245 cơ sở; tư vấn phát triển công nghiệp cho 62 dự án... Kết quả này là sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu vượt qua khó khăn của cả tổ chức khuyến công.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cũng nhận định, công tác khuyến công thời gian qua vẫn còn một số hạn chế do nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đó là công tác xây dựng kế hoạch, chất lượng đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế. Còn ít các đề án quy mô, có tính lan tỏa, tương xứng với tiềm năng của khu vực phía Bắc. Các Sở Công Thương chưa mạnh dạn xây dựng đề án điểm, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của vùng, địa phương.

Bên cạnh đó, tiến độ phân bổ ngân sách còn chậm, đặc biệt đối với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đến nay Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra dự toán nên mới phân bổ kinh phí đợt 1 chiếm 26,6%. Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp tuy một số địa phương tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh xong hiệu quả chưa cao.

Ngoài ra, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một vài địa phương theo hướng sáp nhập đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh cũng làm ảnh hưởng đến tính hệ thống trong tổ chức hệ thống khuyến công đã được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP.

Tập trung 5 nhóm giải pháp chính

6 tháng cuối năm 2024, dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi quá trình triển khai chương trình khuyến công phải có nhiều giải pháp phù hợp. 

Để hoàn thành kế hoạch khuyến công của từng địa phương và toàn khu vực trong nửa cuối năm 2024, Cục trưởng Ngô Quang Trung nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ. Thứ nhất, tiếp tục rà soát lại các chương trình, kế hoạch khuyến công năm 2024. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025, khảo sát xây dựng các đề án nhằm hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với năng lực triển khai của đơn vị thực hiện.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công. Hoàn thiện thể chế, chính sách về hoạt động khuyến công tạo động lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhanh và bền vững. Tăng cường rà soát, đánh giá toàn diện đối với các quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, tập trung nghiên cứu góp ý chất lượng đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45.

Thứ ba, Sở Công Thương tiếp tục xác định rõ vai trò là cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương; kiện toàn tổ chức theo hướng giữ nguyên đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ về khuyến công để bảo đảm thực hiện hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành công thương theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ các sở, ngành liên quan, đặc biệt là UBND cấp huyện trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công.

Thứ tư, tiếp tục bám sát hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, tập trung theo dõi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia ngay sau khi được phân bổ kinh phí khuyến công kịp tiến độ; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các đề án. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khuyến công ngày càng chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống cộng tác viên khuyến công cấp huyện, cấp xã nhằm giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi hơn trong tiếp cận chính sách khuyến công. 

Thứ năm, việc triển khai các nhiệm vụ khuyến công nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành công thương, phát triển nhanh và bền vững công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành...

Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh
Kinh tế

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh

Trong khuôn khổ “Diễn đàn và Triển lãm về Kinh tế Xanh (GEFE) 2024” do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức từ ngày 21 – 23.9, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ kết quả của chương trình NESCAFÉ Plan, sáng kiến góp phần thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh, tăng sinh kế cho người nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần tái tạo tương lai xanh.

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Kinh tế

Phân cấp thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian thực hiện

Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 - 2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung nội dung: phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, các phương án cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục phải thực chất, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả của các giải pháp.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...