Kinh tế 2008 - Những biến cố khó quên

Chiến tranh, xung đột, khủng bố và suy thoái kinh tế toàn cầu có lẽ luôn là nỗi ám ảnh của xã hội loài người, bởi lẽ bất cứ cái nào xảy ra cũng dẫn đến mất mát và đói nghèo. Nhưng năm 2008 đã hội tụ đủ cả bốn yếu tố trên, trong đó, những biến cố về kinh tế hiện vẫn dai dẳng.

      Năm 2008 là thời khắc đen tối nhất đối với nhiều tập đoàn lớn kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến nay. Hàng loạt tập đoàn tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hàng đầu thế giới, có lịch sử kinh doanh và bề dày kinh nghiệm cả trăm năm tuổi với hệ thống chi nhánh toàn cầu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã rơi vào tình trạng suy thoái hoặc phá sản. Nhiều gói cứu trợ trị giá hàng trăm tỷ đôla Mỹ (USD) đã được tung ra; nhiều giải pháp đã được thực hiện; nhiều chính trị gia, kinh tế gia đã được huy động nhưng vẫn chưa cứu vãn được thực trạng đen tối này. Suy thoái kinh tế đang lan rộng. Singapore là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN đã công bố rơi vào tình trạng suy thoái này.
      Những biến cố đó tiếp tục làm dày thêm các dấu mốc trong lịch sử suy thoái kinh tế toàn cầu. George Bush - tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, 50 ngày trước khi rời Nhà trắng đã trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC (Mỹ) ngày 1.12.2008 rằng, ông xin lỗi nhân dân Mỹ vì đã để lại cho đất nước cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ nặng nề và hai cuộc chiến tranh chưa thể  kết thúc sau 8 năm lên nắm quyền.
      Có một thực tế đã diễn ra trong cuộc suy thoái mà ít người ngờ đến đó là những tập đoàn hàng đầu thế giới theo đúng nghĩa đen (đứng đầu về cả vốn, công nghệ, tuổi đời, kinh nghiệm và sách lược kinh doanh, phương pháp quản trị, hệ thống chi nhánh) như Lehman Brothers, AIG... đã bị sụp đổ. Không chỉ thế, một số quốc gia như Iceland, Pakistan... suýt rơi vào tình trạng phá sản nếu không được các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế hỗ trợ kịp thời do mất khả năng thanh toán công nợ. Phá sản không miễn trừ bất cứ một doanh nghiệp hay một quốc gia nào và nó minh chứng cho luận điểm của lý thuyết tư duy đột phá là thành công trong quá khứ không hoàn toàn chắc chắn đảm bảo cho thành công ở tương lai. Nó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Muốn thành công trong tương lai, theo lý thuyết tư duy đột phá, phải đứng ở tương lai để hoạch định về tương lai, phải tìm sự khác biệt để phát triển. Môi trường thay đổi, các quan hệ kinh tế, thương mại thế giới thay đổi đòi hỏi việc vận dụng các nguyên lý, các quy luật kinh tế vào thực tiễn phải sáng tạo và linh hoạt mới đảm bảo thành công.
      Năm qua, nhân loại cũng chứng kiến thêm các vụ xìcăngđan trong nền sản xuất và thương mại thế giới, trong đó tai tiếng nhất là vụ sữa Trung Quốc có chất melamine. Kinh doanh bất chấp sức khỏe của cộng đồng, ém nhẹm thông tin hoặc thông tin không kịp thời là nguyên nhân gây ra tổn thất lớn đối với người tiêu dùng. Cả thế giới đã tẩy chay sữa và những sản phẩm có sử dụng sữa có chất melamine. Năm 2008, chúng ta còn chứng kiến sự biến động khó lường về giá cả của các mặt hàng quan trọng như dầu thô, vàng, sắt thép, cao su, cà phê, gạo và sự sụt điểm quá mức của các thị trường chứng khoán ở khắp toàn cầu. Không chỉ thế, tính bền vững của tự do thương mại thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi cướp biển Somalia, bởi chiến tranh, xung đột, khủng bố và sự bất ổn ở nhiều khu vực. Khi mà quan hệ sản xuất, thương mại giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng sâu sắc hơn thì khủng hoảng hay tăng trưởng kinh tế luôn mang hiệu ứng đôminô. Việc giải quyết các bất trắc hay suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã vượt ra khỏi tầm tay của một quốc gia  mà cần sự trợ giúp của cả cộng đồng quốc tế. Hệ thống triết học Mác - Lênin từ đó đã trở thành đắt giá đối với sinh viên, giới nghiên cứu ở các nước tư bản. Những người theo học thuyết “bàn tay vô hình của thị trường” cho rằng không cần sự can thiệp cần thiết của Nhà nước vào thị trường tự do đã bị lung lay tận gốc.

      Ở trong nước, chúng ta cũng chứng kiến nhiều vấn đề đang nổi lên trong quá trình phát triển, đó là: giữa tăng trưởng nhanh với phát triển bền vững; giữa lợi ích chung của cộng đồng với lợi nhuận riêng của doanh nghiệp; giữa bảo tồn và phát triển; giữa tập trung nguồn lực cho các mũi nhọn kinh tế, các địa bàn động lực với sự phát triển đồng đều ở các địa phương; giữa năng lực quản lý của bộ máy nhà nước với các mối quan hệ ngày càng phức tạp hơn trong nền kinh tế... Tình trạng ô nhiễm nước, đất, không khí và tiếng ồn ở nhiều nơi đã đến mức báo động mà việc phát hiện Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thẳng sông Thị Vải hoặc cảnh sát môi trường phát hiện Công ty Hyundai – Vinashine đổ trộm chất thải độc hại... chỉ là những giọt nước làm tràn ly. Việc sử dụng rác thải y tế độc hại để tái chế các sản phẩm phục vụ sinh hoạt của cộng đồng; Sử dụng bột đá (CaCO3) để sản xuất kẹo; Trưởng ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh bị phát giác nhận hối lộ cả triệu USD của nhà thầu Nhật Bản; Việc chậm trễ phát hiện các độc chất trong thực phẩm; Thiệt hại do mưa lũ, triều cường gây ra ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác... buộc Chính phủ, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương phải nhìn lại các ưu tiên và năng lực quản lý, điều hành kinh tế - xã hội hiện hữu của mình. 
      Giải pháp huy động tổng lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã giúp đất nước ta có thêm nguồn lực để giải quyết được nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nhất là xóa đói giảm nghèo, tạo dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn phát triển tiếp theo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế... Tuy vậy, quá trình phát triển ít quan tâm đến tính bền vững, nhất là môi trường đã dẫn đến không ít hậu quả mà chúng ta đã, đang và sẽ phải trả giá. Những dòng sông đen, những vùng đất chết, những khu đồi trọc và cả những làng “ung thư”… do phát triển “nóng” gây ra không còn là chuyện lạ. Trong số đó, có những mất mát tính được bằng tiền, nhưng có cái không thể quy đổi thành tiền và phải tốn kém sức người, sức của bằng nhiều thế hệ để khắc phục. Chúng ta đều biết, chỉ có tăng trưởng kinh tế mới tạo ra nguồn lực để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc nhưng việc đánh đổi mọi thứ để có được tăng trưởng thì hậu quả sẽ khó lường. Phương pháp tính toán lỗi thời hiện nay của chúng ta là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hệ luỵ đó. Đó là, từ trước đến nay chúng ta vẫn sử dụng phương pháp tính toán lợi nhuận kế toán thay cho lợi nhuận kinh tế khi xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư. Vì thế, xã hội đã phải chi phí để trả giá cho các vấn đề do doanh nghiệp gây ra nhưng không được tính vào giá thành sản phẩm như chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục nạn kẹt xe, khắc phục sự quá tải của hạ tầng đô thị, xây thêm các cơ sở y tế đáp ứng công tác khám chữa bệnh do ô nhiễm gây ra... Những thứ Nhà nước và xã hội phải gánh chịu trên hiện chưa được xem xét, hạch toán vào chi phí sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Chưa lúc nào vấn đề phát triển bền vững lại đặt ra cấp bách, nóng hổi cho đất nước ta như lúc này.
      Năm 2008 đã khép lại. Kinh tế thế giới đã rơi vào một chu kỳ suy thoái mới. Nước ta không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của đợt suy thoái. Đi kèm với nó, đất nước sẽ khó khăn về việc làm, thu nhập và dư thừa năng lực sản xuất, dịch vụ. Kiên quyết, chủ động, linh hoạt, sáng tạo thực hiện các giải pháp mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra cho năm 2009 trong mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp là cách thức để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thị trường

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" - sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…