Kiến nghị rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi của các dự án Luật sau ban hành

Ngày 14.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo: Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Văn Tuấn; Phó Giám đốc Công an tỉnh Thân Văn Duy.

Tham dự hội nghị có: Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Xây dựng; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và một số địa phương.  

4.jpg -0
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho biết: Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV tổ chức vào cuối năm dự kiến sẽ xem xét, thông qua 9 dự thảo Luật và cho ý kiến vào 8 dự thảo Luật khác. Các dự án Luật được đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị lần này đều nằm trong chương trình xây dựng pháp luật sẽ được Quốc hội xem xét, bàn thảo tại kỳ họp.

Cụ thể: Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được xây dựng gồm 6 Chương, 34 Điều; quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự...

1.jpg -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Văn Tuấn và Phó Giám đốc Công an tỉnh Thân Văn Duy chủ trì hội nghị 

Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm 5 Chương, 34 Điều; quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Dự thảo Luật Căn cước gồm 7 Chương, 46 Điều; quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; căn cước điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan...

2.jpg -0
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh góp ý vào dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật là hết sức cần thiết; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phòng thủ bảo vệ Tổ quốc cả thời bình và thời chiến.

Các đại biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể, rõ ràng hơn về xác định phạm vi, ranh giới bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Bởi, thực tế còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm, xâm canh trái phép vào phạm vi được quản lý, bảo vệ; công tác phối hợp giữa các địa phương với Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội trong xác định phạm vi, ranh giới để tổ chức quản lý, bảo vệ cần đồng bộ, thống nhất hơn…

22.jpg -0
Phó Giám đốc Công an tỉnh Thân Văn Duy phát biểu tại hội nghị

Đối với dự thảo Luật Căn cước, một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, xác định đối tượng là người gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định quốc tịch để thống nhất với Luật Quốc tịch Việt Nam nhằm tạo thuận tiện trong quá trình áp dụng trên thực tế. Đồng thời, bổ sung về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người này... 

Đối với quy định về xóa bỏ nội dung “quê quán” trên thẻ căn cước, theo các đại biểu đây là nội dung thể hiện sự tiến bộ, sẽ góp phần xóa bỏ vùng miền khi triển khai áp dụng trong thực tế.

Về yêu cầu bổ sung thông tin của công dân, trong đó có cả thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói...), các đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng; nhất là thông tin ADN và giọng nói.

232.jpg -0
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Phương phát biểu ý kiến tại hội nghị

Một số ý kiến cũng đề nghị, Ban soạn thảo làm rõ hơn các khái niệm về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhận dạng… Đồng thời, cân nhắc trong việc thu thập, cập nhật, kết nối chia sẻ và khai thác thông tin trong dữ liệu căn cước phải được cụ thể hóa tối đa trong dự án Luật. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu và đánh giá rõ tác động của quy định đối tượng cấp thẻ căn cước là người dưới 14 tuổi. Đồng thời, nên quy định việc thông báo sớm cho công dân khi hết thời hạn căn cước ít nhất 3 tháng để biết và chủ động đi làm căn cước mới theo đúng quy hiện hành...

Đối với dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo làm rõ khái niệm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của người dân nhằm bảo vệ an ninh, an toàn, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở; đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; cần có số liệu cụ thể để chứng minh việc “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay... Đồng thời, rà soát kỹ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12 cho phù hợp, phân định rõ nhiệm vụ ở cơ sở để không quy định những nhiệm vụ quá phức tạp, vượt quá khả năng của lực lượng này...

z4692000881464_8ff493f2dcf7b9bdaeec8cea2090e3ec.jpg -0
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang Trần Văn An phát biểu ý kiến tại hội nghị
12.jpg -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Văn Tuấn phát biểu kết luận hội nghị

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, vì là lực lượng tham gia trên tinh thần tự nguyện, không phải lực lượng chính quy do đó không cần quá "cứng nhắc" trong quy định trình độ học vấn và độ tuổi tham gia... Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương (trình độ kinh tế; quy mô dân số; đặc điểm dân cư...) để đưa ra "con số" tham gia vào lực lượng này.

Kết luận hội nghị, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Văn Tuấn ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu vào các dự thảo Luật. Đồng thời, khẳng định Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến để trình Quốc hội xem xét, hoàn chỉnh các dự thảo luật sớm được thông qua vào Kỳ họp thứ Sáu tới. 

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.