Kiên Giang: Hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tòa án Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang Lê Thị Minh Hiếu chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) gồm 9 chương, 151 điều; trong đó, bổ sung 51 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều. So với Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, dự thảo luật giảm 2 chương, tăng thêm 54 điều.

Bố cục của dự thảo luật gồm: Những quy định chung; nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân; Hội đồng tư pháp quốc gia; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong Toà án nhân dân; hội thẩm; tổ chức xét xử; bảo đảm hoạt động của Toà án nhân dân; điều khoản thi hành.

Kiên Giang: Hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) -0
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Việt Thắng phát biểu tại hội nghị

Việc sửa đổi Luật Tổ chức Toà án nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Toà án nhân dân; xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị, Chánh án Toà án tỉnh đã phát biểu tóm tắt những nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của dự thảo Luật, thông tin thêm những thành tựu đạt được, còn tồn tại những vướng mắc, bất cập và một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Cơ bản thống nhất cao với các nội dung dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), các ý kiến thảo luận, đóng góp tập trung vào một số vấn đề lớn và cơ bản của dự thảo Luật như: Nội hàm về quyền tư pháp, về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc hình thành thiết chế Hội đồng Tư pháp Quốc gia; về nhiệm kỳ của Thẩm phán, về hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Tòa án; việc đổi tên Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, việc thành lập Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, có cơ chế bảo vệ Thẩm phán...

Những ý kiến, kiến nghị tại hội nghị này sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, nghiên cứu phát biểu tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV sắp tới.

Địa phương

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế
Địa phương

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế

Liên quan đến vụ công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ ở quận Long Biên, TP Hà Nội mà Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh, mới đây, UBND phường Ngọc Lâm cho biết, ngày 15.8, UBND quận Long Biên đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-CCXP cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 253C phố Ngọc Lâm do ông Nguyễn Văn Minh làm chủ đầu tư.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc
Trên đường phát triển

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp Mường Ảng khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Cà Mau Trịnh Trung Kiên
Địa phương

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân

BHXH, BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cà Mau, BHXH, BHYT không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tỷ lệ người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tiến tới BHXH, BHYT toàn dân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân những cách làm hay, kinh nghiệm quý để thu hút người dân tham gia bảo hiểm ngày một nhiều hơn.

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba

Tối 30.10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường
Địa phương

Hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17.3.2021 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Đề án), Sở đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025”.