Thị trấn Quy Đạt

Khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Thị trấn Quy Đạt - Trung tâm huyện lỵ của huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang ngày càng khởi sắc, dần chuyển mình trở thành một đô thị văn minh và xứng tầm, với những tuyến quốc lộ được nâng cấp, mở rộng; nhiều công trình công cộng được quan tâm, đầu tư phát triển. Kết quả đó là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của UBND thị trấn và Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... 

Hoàn thành nhiều mục tiêu nhờ quyết tâm chính trị

Theo ông Trần Đình Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt, năm 2023, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh có ý nghĩa quan trọng, là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XXI. 

Vì vậy, ngay từ đầu năm với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, UBND thị trấn đã phối hợp với Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh được tiếp tục giữ vững ổn định. 

Khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Một góc Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Nguồn: ITN

Với đặc trưng là thị trấn miền núi có một số đặc điểm về vị trí địa lý, thời tiết diễn biến phức tạp nên việc sản xuất nông nghiệp của thị trấn còn gặp nhiều khó khăn; song, đến nay, nông nghiệp của thị trấn có bước phát triển tương đối ổn định, góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm, bảo đảm giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ cho đời sống đại bộ phận dân cư trên địa bàn thị trấn; đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của thị trấn vào sản xuất đại trà, diện tích được tưới luôn bảo đảm. Đồng thời, chỉ đạo Nhân dân linh hoạt chuyển đổi mục đích cây trồng cho hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. 

Theo đó, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 312,3/312,3 ha, đạt 100% so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực 1.266,96/1.252,68 tấn đạt 101,14% kế hoạch. Đối với một số cây lâu năm, như cây cao su có diện tích 0,5 ha; sản lượng cao su (mủ khô) 0,85 tấn. Cây hồ tiêu diện tích 0,5/6,9 ha đạt 7,25% so với kế hoạch; năng suất 6,0/6,0 đạt 100% so với kế hoạch; sản lượng 0,3/4,1 tấn đạt 7,25% so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, tổng đàn gia súc, gia cầm vượt kế hoạch giao với 24.420 con đạt 104,29% (gia súc có 2.420/2.418 con đạt 100,08% so với kế hoạch; đàn gia cầm 22.000/21.000 con đạt 104,76% so với kế hoạch); đàn ong 960/930 đàn đạt 103,23% so với kế hoạch, sản lượng mật 432/205,0 kg đạt 210,7% so với kế hoạch. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ước thực hiện 317,6/288 tấn đạt 110,28% so với kế hoạch.

Diện tích rừng trồng mới tập trung (sau khai thác) là 63,37/59 ha đạt 107,41% so với kế hoạch; diện tích rừng trồng được chăm sóc 242/135 ha đạt 179,26% so với kế hoạch; số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán 13.000/5.000 cây đạt 260% so với kế hoạch; số lượng gỗ khai thác 4.119/3.900 m3 đạt 105,62% so với kế hoạch.

Năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc khai thác thủy sản ngoài tự nhiên, sản lượng ước khai thác được 17/15 tấn đạt 113,3% so với kế hoạch. Tình hình dịch bệnh cơ bản kiểm soát tốt, các hộ nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục thu hoạch sản phẩm nuôi trồng, sản lượng thu hoạch được 8/8 tấn đạt 100% so với kế hoạch. 

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, quy mô được mở rộng, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên đà tăng trưởng; nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mại được tổ chức đồng loạt tại các siêu thị, cửa hàng, chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa được thực hiện tốt, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân. Tính đến cuối năm 2023, số hộ tham gia vào lĩnh vực này có 1.237 hộ.

Nỗ lực, đồng lòng trong năm 2024

UBND thị trấn Quy Đạt cũng chỉ rõ một số hạn chế như chỉ tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội chưa đạt so với kế hoạch đề ra (năng suất cây lúa, đàn bò, tổ dân phố đạt văn hóa, gia đình văn hóa). Phát triển kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp có kết hợp với buôn bán nhỏ lẻ nên chất lượng, quy mô phát triển chậm, thu nhập cho hộ gia đình chưa cao, thiếu ổn định, tập quán kinh doanh, sản xuất chậm đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề diễn biến chậm, áp dụng khoa học kỹ thuật và giống có hiệu quả kinh tế trong Nhân dân đang còn ít, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thu ngân sách trên địa bàn còn thấp. 

Khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Toàn cảnh Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Nguồn: ITN

Năm 2024, UBND thị trấn Quy Đạt xác định mục tiêu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. 

Theo đó, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 311,0 ha đạt 99,58% ha so với thực hiện năm 2023 (diện tích giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất); tổng sản lượng lương thực 1.191,72 tấn đạt 98,67% so với thực hiện năm 2023; diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 240,5 ha đạt 100% so với thực hiện năm 2023. Đồng thời, đặt mục tiêu số đàn trâu là 95 con; đàn bò 360 con (trong đó bò Lai sin 128 con); đàn lợn 1.950 con); đàn dê 50 con; đàn gia cầm 22.500 con; đàn ong 1.160 đàn. 

Bên cạnh đó, diện tích rừng trồng mới tập trung (sau khai thác) 63,37 ha; diện tích rừng trồng được chăm sóc 242 ha; số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán 13.000 cây; số lượng gỗ khai thác 4.119 m3. Sản lượng thủy sản 25 tấn; trong đó, nuôi trồng là 8 tấn và khai thác là 17 tấn. 

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và thương mại - dịch vụ; lãnh đạo UBND thị trấn cho biết, trong năm 2024, sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại - dịch vụ, khai thác nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị... Tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở duy trì phát triển sản xuất; khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển công nghiệp ngành nghề nông thôn; tạo mọi điều kiện thuận lợi ổn định sản xuất của các doanh nghiệp. 

Năm 2024, UBND thị trấn cũng thực hiện quản lý thu, chi ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; tăng cường quản lý công tác thu ngân sách trên địa bàn; quản lý chặt chẽ, chống thất thu các nguồn thu cố định; rà soát và khai thác tối đa mọi nguồn thu phát sinh để tăng thu cho ngân sách. Thu ngân sách thị trấn theo dự toán giao 8,793 tỷ; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5,567 tỷ đồng. Chi cân đối ngân sách địa phương theo dự toán giao 8,793 tỷ đồng (trong đó chi đầu tư phát triển 0,5 tỷ đồng).

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND thị trấn cũng chỉ rõ những giải pháp cụ thể cần thực hiện. Trước tiên đó là thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương. Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp thị trấn theo hướng nông nghiệp đô thị, sản xuất hàng hoá, tận dụng tối đa quỹ đất để sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đưa các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất và chăn nuôi. Tiếp tục đầu tư phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, tổ chức cho Nhân dân thuê quỹ đất do thị trấn quản lý để sản xuất; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi… 

Trong năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 4.437.100.000 đồng, đạt 40% so với dự toán giao đầu năm. Trong đó, các khoản thu cân đối trừ tiền sử dụng đất là 2.631.100.000 đồng, đạt 125% so với dự toán giao đầu năm. Tổng thu ngân sách thị trấn ước thực hiện là 10.472.943.601 đồng, đạt 119% so với dự toán giao đầu năm. Tổng chi ngân sách thị trấn ước thực hiện là 10.171.299.377 đồng, đạt 116 % so với dự toán giao đầu năm, chi ngân sách cơ bản đúng theo quy định của nhà nước, phục vụ được nhiệm vụ chính trị, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trên địa bàn. 

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.