Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Kiểm soát chi và điều hành ngân quỹ hiệu quả

Tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Những kết quả nổi bật của hệ thống kho bạc đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành tài chính năm 2024.

Hệ thống Kho bạc hướng tới thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường số. Nguồn: ITN
Hệ thống Kho bạc hướng tới thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường số. Nguồn: ITN

Một trong những điểm nhấn đó là toàn hệ thống KBNN đã kiểm soát chi thường xuyên đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản chi này đều được bảo đảm về tính hợp lý, tuân thủ các mục tiêu, tiêu chuẩn và định mức theo quy định pháp luật hiện hành. Đến ngày 15.12.2024, tổng số vốn chi thường xuyên mà KBNN đã kiểm soát là 1.051.366 tỷ đồng, đạt 82,8% so với dự toán (không tính các khoản chi trả nợ, viện trợ và các khoản bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). So với cùng kỳ năm 2023, con số này tăng thêm 121.711 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 4,3% so với dự toán.

Đối với các khoản chi đầu tư, KBNN đã chỉ đạo hệ thống kiểm soát chi cho các dự án theo kế hoạch vốn được giao, tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát thanh toán, hồ sơ và thời gian kiểm soát. Bên cạnh đó, việc đôn đốc thu hồi tạm ứng được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định. Đến ngày 15.12.2024, số vốn đầu tư công trong kế hoạch năm 2024 đã được thanh toán qua KBNN đạt hơn 460.462 tỷ đồng, tương ứng 61,8% tổng nguồn vốn kế hoạch kéo dài và năm 2024 mà Quốc hội và Thủ tướng đã giao. Số vốn này đạt 56,5% tổng nguồn vốn do Thủ tướng và UBND tỉnh giao cho các dự án, với kế hoạch hơn 815.146 tỷ đồng.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong nước còn chậm, KBNN đã tích cực tham mưu cho Bộ Tài chính các giải pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân sách nhà nước với chi phí hợp lý. Đến ngày 25.12.2024 đã phát hành được 330.376 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, cao nhất trong giai đoạn 2021 - 2024. Kỳ hạn phát hành bình quân là 11,12 năm, là năm thứ tư liên tiếp vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 9 - 11 năm, góp phần thực hiện tái cơ cấu nợ Chính phủ và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Trong năm 2024, KBNN tiếp tục mở rộng phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại, góp phần tập trung nhanh nguồn thu ngân sách, hỗ trợ người nộp thuế và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN. Đến nay, KBNN đã triển khai ký thỏa thuận khung với 21 ngân hàng, tổ chức kết nối thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu với 20 ngân hàng.

Cùng với đó, KBNN đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để điều hành ngân quỹ nhà nước một cách thống nhất và hiệu quả, bảo đảm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước. Đến ngày 15.12.2024, ngân quỹ nhà nước đã cho ngân sách nhà nước vay 208.513 tỷ đồng, trong khi tổng số tiền gửi tại hệ thống các ngân hàng thương mại đạt 1.676.376 tỷ đồng. KBNN đã nộp vào ngân sách trung ương 2.850 tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ trong quản lý ngân quỹ.

Hướng tới thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường số

2025 là năm rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa với đất nước nói chung và với ngành tài chính, hệ thống KBNN nói riêng, khi đây là năm kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành tài chính Việt Nam và 35 năm ngày tái thành lập hệ thống KBNN.

Trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trong năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề. Vì vậy, hệ thống KBNN đã xác định phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”. Theo đó, hệ thống KBNN đặt mục tiêu tổ chức điều hành ngân quỹ nhà nước an toàn, minh bạch, chủ động và hiệu quả; kiểm soát chi chặt chẽ, kịp thời; hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách; tiếp tục cải cách thể chế, thủ tục hành chính theo hướng giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình, thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đề nghị toàn hệ thống quyết liệt, khẩn trương triển khai sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính. Từ đó, xây dựng hệ thống KBNN chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa; bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về KBNN, phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới và yêu cầu quản lý. Tập trung triển khai kế hoạch chuyển đổi số, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp dịch vụ công trực tuyến. Triển khai xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, từng bước hình thành Kho bạc số đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số…

Kinh tế

Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu là 1 trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

Phân bón Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam Năm 2024”

Ngày 8.1 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024. Đây là một dấu mốc đáng ghi nhận không chỉ cho riêng Bình Điền mà còn cho toàn bộ ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam. Sự kiện do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có doanh thu cao và duy trì hiệu quả kinh doanh bền vững trong giai đoạn vừa qua.

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Với vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với quy mô và hiệu quả hoạt động tăng trưởng bền vững, Agribank tiếp tục khẳng định 8 năm liên tiếp là ngân hàng đứng thứ Nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam và nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tại bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào
Doanh nghiệp

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Ngày 09.01, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng”.

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024

Ngày 8.1, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas đã được vinh danh tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet thực hiện, khẳng định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Bảo hiểm ở Việt Nam.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
Doanh nghiệp

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, Agribank đã tung ra gói tín dụng ưu đãi khủng trị giá 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây là bước đi chiến lược nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.