Khánh Hòa đẩy mạnh chính sách phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng sao, tỉnh Khánh Hòa đã thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số và phát triển mạnh thương hiệu cho các sản phẩm tại Khánh Hòa.

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Khánh Hòa đã xác định đây là giải pháp quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, thời gian qua các cấp, ngành và địa phương đã tích cực hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các địa phương và các chủ thể lựa chọn sản phẩm đặc trưng, triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn, đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Duy Quang, sở đã có văn bản phối hợp Sở Công Thương để hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử Khánh Hòa và tại các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Và để khuyến khích, động viên các chủ thể tham gia chương trình, vào đầu tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hoà đã quyết định bổ sung có mục tiêu cho các địa phương số tiền gần 800 triệu đồng để chi giải thưởng cho các sản phẩm đạt 3 sao trở lên trong chương trình OCOP năm 2023.

Cụ thể, năm 2023, toàn tỉnh có 99 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt số điểm để đề nghị trung ương công nhận 5 sao OCOP. Mỗi sản phẩm đạt 3 sao được thưởng 8 triệu đồng, 4 sao là 10 triệu đồng và 5 sao là 15 triệu đồng.

dbnd_tl_z6148976658299-fb48bc96343241342f8862a905774ee6.jpg
Trầm hương là một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa

Việc triển khai chương trình OCOP đã góp phần tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn từ vùng miền núi đến đồng bằng. Cũng như thông qua chương trình này đã góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, nhất là các giá trị văn hóa để xây dựng, hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh. Tạo động lực, giúp các cá nhân, hộ sản xuất, hợp tác xã thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp, làm bệ đỡ cho các sản phẩm vươn xa hơn thị trường truyền thống lâu nay.

dbnd_tl_z6165000847807-f8994d85c119d9f04246e0086f456c34.jpg

Giám đốc hộ kinh doanh Đặng Trung Đoan – chủ thể tham gia chương trình OCOP Khánh Hòa với sản phẩm chuỗi trầm Tâm Linh Phát (thôn Lộc Thọ, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh) đánh giá cao những chính sách của tỉnh Khánh Hòa về các chương trình OCOP. Khi tham gia và được công nhận sản phẩm đạt 4 sao đơn vị rất vui bởi để được công nhận như vậy là một vinh dự rất lớn của doanh nghiệp, trải qua quá trình chấm rất gắt gao từ tỉnh Khánh Hoà, sản phẩm của đơn vị mới được công nhận đạt 4 sao.

“Khi chúng tôi được các cấp chính quyền về tư vấn về sản phẩm OCOP chúng tôi mới thấy được quyền lợi của việc tham gia chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP vừa tạo uy tín cho khách hàng, vừa khích lệ thêm phần kinh phí khi được khen thưởng cho doanh nghiệp với các chính sách mà tỉnh Khánh Hoà đã và đang triển khai”, ông Đoan cho hay.

Sản phẩm chuỗi trầm Tâm Linh Phát của hộ kinh doanh Đặng Trung Đoan là một trong những sản phẩm được tỉnh Khánh Hoà công nhận 4 sao

Sản phẩm chuỗi trầm Tâm Linh Phát của hộ kinh doanh Đặng Trung Đoan là một trong những sản phẩm được tỉnh Khánh Hoà công nhận 4 sao

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình OCOP theo hướng nâng cao, sâu rộng và đồng bộ trong thời gian đến, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao và 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia có một số định hướng, cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn; phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao; tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa; tăng cường công tác phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP.

dbnd_tl_z6148976660075-457e36de219ee7a60cb038c3b1ab4d14.jpg
Khánh Hòa tổ chức nhiều chương trình OCOP để thúc đẩy phát triển thương hiệu các sản phẩm chất lượng

Tăng cường công tác phối hợp với Sở Công Thương thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử; đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với sự kiện văn hóa; đẩy mạnh việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 có 80% tỷ lệ sản phẩm OCOP có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, đẩy mạnh tiêu thụ tại chỗ thông qua khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng, qua đó góp phần đa dạng ngành du lịch Khánh Hòa; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý sản phẩm và đánh giá hiệu quả sau khi sản phẩm được công nhận OCOP; tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình đã được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết 08.2022.NQ-HĐND ngày 19.7.2022 về thực hiện chính sách hỗ trợ Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025.

Trên đường phát triển

Toàn cảnh hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025. Ảnh:⁹ Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Khép lại năm 2024, Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu ngân sách nhà nước đạt hơn 54.000 tỷ đồng (đứng top 10 địa phương cao nhất nước). Bước sang năm 2025, với phương châm hành động “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích”, UBND tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nỗ lực, tăng tốc, bứt phá, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu.

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.