Khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam 2023

Tối ngày 3.12, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm 2023, với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam 2023 -0
Các đại biểu tặng hoa các nghệ sĩ tham gia lễ khai mạc. Ảnh: ICD

Phát biểu khai mạc, Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia Net Phoumary khẳng định, Chính phủ Campuchia ưu tiên coi trọng hợp tác với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Các chương trình giao lưu với Việt Nam là kênh quan trọng để giới thiệu nền văn hóa đặc biệt của Campuchia tới công chúng Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm 2023 là dấu mốc đặc biệt khi hai bên cùng bước vào năm đầu tiên triển khai Kế hoạch hợp tác văn hóa, nghệ thuật Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2027. Theo Quốc Vụ khanh Net Phoumary, các hoạt động văn hóa Campuchia lần này tại Sóc Trăng và Đồng Tháp - địa phương nằm trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia sẽ góp phần củng cố quan hệ hữu nghị hai nước, trong đó có giao lưu khu vực biên giới.

Khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam 2023 -0
Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc sẽ được các nghệ sĩ Campuchia gửi tới người dân Sóc Trăng và Đồng Tháp dịp này. Ảnh: ICD

Trong phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Đạo Cương đánh giá cao ý nghĩa hoạt động hợp tác giữa hai nước. Trải qua hơn nửa thế kỷ kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác hai bên ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, các chương trình văn hóa của hai nước được tổ chức thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm 2023 diễn ra tại Sóc Trăng và Đồng Tháp là sự kiện văn hóa quan trọng, tạo điều kiện cho nhân dân vùng biên giới hai nước được giao lưu, giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của mỗi nước; tăng cường sự hiểu biết, gắn bó, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, cùng nhau xây dựng và bảo vệ biên giới Việt Nam - Campuchia.

Khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam 2023 -0
Các hoạt động văn hoá nghệ thuật góp phần củng cố tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước. Ảnh: ICD

Sự kiện văn hóa này còn là hoạt động chào mừng các chuyến thăm Việt Nam của Lãnh đạo cấp cao Quốc hội, Chính phủ Campuchia diễn ra trong tháng 12 này, tiếp tục trở thành dấu mốc quan trọng trong hợp tác Việt Nam - Campuchia, góp phần tích cực củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa hai nước.
Theo kế hoạch, Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Đồng Tháp từ ngày 2 - 7.12. Sau lễ khai mạc và các hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng, đoàn nghệ thuật Campuchia sẽ tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tại tỉnh Đồng Tháp, giới thiệu những tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian và đương đại, các loại hình múa, hát và âm nhạc do các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật quốc gia Campuchia trình diễn.
Các hoạt động tại Đồng Tháp sẽ trở thành sự kiện giao lưu văn hóa biên giới quan trọng giữa hai nước, góp phần củng cố tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ hai nước về tăng cường giao lưu biên giới Việt Nam - Campuchia.

Ý kiến bạn đọc

Văn hóa

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.