Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Gần 2.400 cơ hội làm việc tại phiên giao dịch và tư vấn việc làm

Sáng 26.4, UBND huyện Thạch Thất phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội tổ chức "Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024".

Phiên giao dịch việc làm có 30 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh trực tiếp, với tổng nhu cầu tuyển dụng 2.350 chỉ tiêu cho các vị trí việc làm.

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố về hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024.

Gần 2.400 cơ hội việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất -0
Nhiều đơn vị có cơ chế tuyển dụng hấp dẫn. Ảnh: Công Phương.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm, huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên trên 18 nghìn ha, dân số 226.789 người (trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 5,2%). Với 23 xã thị trấn, trên địa bàn huyện có nhiều dự án lớn của Trung ương, thành phố đã và đang triển khai như: khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, đô thị vệ tinh Hòa Lạc… Huyện có 50/59 làng có nghề, trong đó có 10 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống; có 7 cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động. Có trên 2 nghìn doanh nghiệp và trên 17 nghìn hộ sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố và các sở, ngành, kinh tế - xã hội của huyện ngày một phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, an sinh xã hội luôn được đảm bảo nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân; dịch bệnh đã khiến hàng nghìn người lao động bị mất việc làm, các doanh nghiệp cũng vì thế mà bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh, gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế của huyện.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn những khó khăn rất lớn, người lao động khó tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu, các nhà tuyển dụng cần lao động nhưng vẫn còn thiếu thông tin, thiếu lao động kỹ thuật cao. Việc tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề cũng gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến công tác giải quyết vấn đề lao động, việc làm.

Vì vậy, phiên giao dịch và tư vấn việc làm lưu động tại huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những giải pháp hữu hiệu đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Phiên giao dịch và tư vấn việc làm là cầu nối cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động những thông tin về cung - cầu lao động để lựa chọn, tìm kiếm được việc làm phù hợp với điều kiện và trình độ của mình; là nơi kết nối trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc.

Huyện Thạch Thất mong muốn, thông qua phiên giao dịch và tư vấn việc làm sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, trường đào tạo nghề tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, tuyển dụng, tuyển sinh.

Tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất hôm nay có 30 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh trực tiếp. Tổng nhu cầu tuyển dụng 2.350 chỉ tiêu tuyển dụng các vị trí việc làm. Các đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm lần này có thương hiệu và uy tín cao, có mức lương hấp dẫn và đa dạng ngành nghề như: nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, quản lý, kỹ sư, thợ may, lao động phổ thông, xuất khẩu lao động...

Bên cạnh hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động, tại đây còn triển khai những hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu, tư vấn hướng nghiệp học nghề, kỹ năng tìm việc làm và tham gia thị trường lao động.

Đặc biệt, những người lao động nói chung và lao động là bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ, gia đình chính sách, người chấp hành xong hình phạt tù và người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng nói riêng đã được chia sẻ nhiều thông tin liên quan chính sách pháp luật lao động hiện hành.

Theo Ban Tổ chức, phiên giao dịch này không chỉ là một sự kiện mà còn là giải pháp quan trọng trong kết nối cung - cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp và doanh nghiệp tìm được nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển chung.

Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.