Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Nhiều giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Theo thống kê năm 2023, giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt 138,3 triệu đồng, tăng trên 7 triệu đồng so với năm 2021. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống Nhân dân.

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Nhiều giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp ảnh 1

Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Từ Đinh Thị Thu Hương cho biết, huyện hiện có trên 12.000ha lúa 2 vụ/năm, gần 6.600ha chè, khoảng 2.000ha cây ăn quả và 4.000ha rau màu.

Để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; khuyến khích cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuận tiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất; rà soát diện tích đất ruộng không chủ động nước tưới, diện tích đất màu, đất soi bãi còn bỏ hoang, chưa canh tác để có kế hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Xác định chè là cây trồng chủ lực của huyện Đại Từ, mang lại nguồn thu chủ yếu cho người dân, địa phương đã và đang tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Huyện khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất; trồng, chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ; ký hợp đồng liên kết, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm…

Giám đốc Hợp tác xã chè Hoàng Nông (xã Hoàng Nông) Trịnh Văn Khánh thông tin, để không ngừng nâng cao giá trị sản phẩm chè trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, chúng tôi tập chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ giàn tưới tiết kiệm nước; sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục… Cùng với đó, hợp tác xã cũng đầu tư thêm các thiết bị hiện đại, phục vụ sản xuất, chế biến; tem, mác cho sản phẩm trà. Nhờ vậy, các đơn hàng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi năm, chúng tôi sản xuất và bán ra thị trường trên 30 tấn chè búp khô.

Cây lúa cũng được huyện Đại Từ chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị kinh tế. Các phòng, đơn vị chuyên môn của huyện tích cực phối hợp với các xã, thị trấn có diện tích trồng lúa lớn vận động người dân đưa giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, giống lúa đặc sản, có khả năng thích ứng rộng vào sản xuất; tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy cánh đồng một giống với các giống như J02, BC15; hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất… Qua đó, giúp nâng cao năng suất, giảm thời gian canh tác, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Ngoài ra, với trên 2.000ha cây ăn quả, trong đó cây ăn quả chủ lực chiếm gần 600ha, tập trung ở các xã, thị trấn Quân Chu, Tiên Hội, Hoàng Nông, Bản Ngoại… huyện Đại Từ đã khuyến khích, hỗ trợ người dân lựa chọn các giống cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá.

Đến nay, toàn huyện đã có trên 137ha cây ăn quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 20ha bưởi chuyển đổi canh tác hữu cơ năm thứ 2. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 143 triệu đồng.

Trên đường phát triển

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.