Đề án Cửa khẩu số

Hướng tới chuẩn hóa mô hình quản lý

Với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin Một cửa quốc gia; Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án Cửa khẩu số. Theo đó, việc thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Thống nhất về quy trình, thủ tục

Khẳng định vai trò của cửa khẩu biên giới là nơi thực hiện toàn bộ thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và người xuất nhập cảnh qua lại biên giới với các nước láng giềng; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, cần có sự thống nhất và triển khai chuyển đổi số về quy trình thủ tục đối với hàng hóa, phương tiện, người qua lại biên giới.

Hiện nay, một số địa phương đã triển khai nền tảng cửa khẩu số như Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh cũng đang nghiên cứu mô hình này. Theo đánh giá tại dự thảo Đề án Cửa khẩu số, nền tảng cửa khẩu số tại một số địa phương đang được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới; việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, việc tìm kiếm thông tin cũng thuận lợi hơn.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án Cửa khẩu số dựa trên các Hiệp định Thương mại, vận tải, hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc, Lào, Campuchia và các luật hiện hành tại Việt Nam. Đề án sẽ áp dụng tại các cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21.11.2014 về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, nơi có đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch.

hn.jpg
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn). Ảnh: Hải Hà

Đề án đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; số hóa quy trình thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ; bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thông quan, giảm thời gian lưu giữ tại cửa khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại.

Đồng thời, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý điều hành của chính quyền địa phương các tỉnh biên giới; giúp các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ có thể theo dõi kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo thời gian thực trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, thống nhất tiến đến chuẩn hóa mô hình quản lý, quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, phù hợp với nhu cầu hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua nước láng giềng sang nước thứ 3 theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Bổ sung khái niệm cửa khẩu số

Theo các chuyên gia, cửa khẩu số là một khái niệm mới, chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, chưa phân định rõ trách nhiệm của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu… Mặt khác, nếu mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số và ban hành quy trình sử dụng riêng để áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trên địa phương mình sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực và tài chính đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin…

Từ thực tiễn, Tổng cục Hải quan đề xuất giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số theo hướng bổ sung khái niệm cửa khẩu số tại Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14.11.2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, cửa khẩu số là hình thức số hóa việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên nền tảng ứng dụng Cơ chế Một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, sửa đổi Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về trao đổi thông tin để thực hiện thủ tục đối với phương tiện vận tải đường bộ. Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nơi được thực hiện thông qua Cổng thông tin Một cửa quốc gia.

Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm xây dựng và kết nối hệ thống với Cổng thông tin Một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin hoặc trực tiếp truy cập Cổng thông tin Một cửa quốc gia để tiếp nhận, xử lý thông tin. Đồng thời, quy định về thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ xuất cảnh; thủ tục khai báo, cung cấp và xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh.

Về giải pháp công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cũng đề xuất nâng cấp Cổng thông tin Một cửa quốc gia; kết nối trang thiết bị, máy móc. Cùng với đó là giải pháp về máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, đầu tư lắp đặt trang thiết bị cũng như công tác hiện đại hóa…

Xã hội

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

Trụ sở của Vinafood1 tại số 6 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: VNF
Đời sống

Vinafood1 sẵn sàng bình ổn giá gạo kịp thời khi cần thiết

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024, Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood1đã tích cực thu mua lúa gạo, nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng lượng gạo dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá và an ninh lương thực kịp thời.

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Xã hội

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

Trong 3 tuần triển khai (từ 15.10 - 8.11.2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là hoạt động xã hội được SeABank thường niên triển khai từ năm 2010 thông qua các hoạt động tập trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị
Xã hội

Tổng kết Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng nay, 14.11, Ban soạn thảo xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…