Hà Nội: Khẳng định vị thế là thành phố sáng tạo, năng động và có sức hút

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội luôn đề cao vị trí, vai trò và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Thủ đô coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô.

Di sản kiến trúc đô thị riêng biệt và độc đáo

Để tiếp tục tạo bước đột phá trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô theo định hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ, năm 2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Mục tiêu Hà Nội đặt ra là sớm đưa ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố (vào năm 2030) và 10% GRDP của thành phố (đến năm 2045).

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, việc ban hành Nghị quyết 09 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô, thể hiện sự đổi mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng bộ nhằm thích ứng với xu thế phát triển văn hóa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

picture1.jpg
Kiến trúc vòm tại giảng đường của Đại học Tổng hợp. Ảnh: I.T

Tại Hội thảo “Truyền thống từ góc nhìn kiến trúc đương đại” diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, TS, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết, Hà Nội không có các di tích kiến trúc đồ sộ, nhưng lại có nhiều di tích phong phú đa dạng về loại hình, trong đó phải kể đến các di sản kiến trúc đô thị. “Di tích kiến trúc là những bằng chứng vật chất và tinh thần về truyền thống lịch sử, văn hóa, phản ánh đời sống, cách ứng xử của con người với thiên nhiên, với xã hội”, KTS Nguyễn Hoàng Tuân chia sẻ.

Theo GS, KTS Hoàng Đạo Kính, Hà Nội có di sản kiến trúc độc đáo và riêng biệt, đó là sự giao thoa kiến trúc châu Âu kết hợp phương Đông, tạo ra hình thái kiến trúc là kiến trúc Đông Dương. Các lễ hội thiết kế sáng tạo tổ chức đã góp phần gợi mở cho cho Thủ đô trong việc bảo tồn, phát huy và sử dụng những di sản kiến trúc này sao cho hiệu quả. Điều này không chỉ góp tạo ra không gian sống mới mẻ cho người dân mà còn khẳng định thương hiệu “Hà Nội – Thành phố sáng tạo” trong lĩnh vực kiến trúc.

Khơi dậy, đánh thức tiềm năng của những di sản Thủ đô

Hà Nội vừa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại những không gian di sản đặc biệt của Hà Nội, qua đó “đánh thức” những di sản của thành phố. Điều dễ nhận thấy, các lễ hội đã phần nào góp phần cải tạo không gian đô thị của thành phố. Lễ hội đã tận dụng nhiều không gian di sản thú vị còn “ẩn giấu” và biến chúng thành những điểm nhấn thu hút đông đảo người dân, như Trung tâm văn hóa 22 Hàng Buồm, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tiếp tục “chạm” đến di sản kiến trúc đô thị của Thủ đô. Qua bàn tay thiết kế của cộng đồng thiết kế, sáng tạo Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) được biến thành một “bảo tàng ký ức" và một sân chơi sáng tạo sống động, thu hút không chỉ trẻ em mà cả các bạn trẻ, những người trưởng thành trở về với những ký ức ngây thơ và thoả sức khám phá, sáng tạo qua hàng loạt các hoạt động triển lãm, workshop…

Một đặc trưng của Hà Nội là những con phố Pháp do người Pháp xây dựng. Những con phố Pháp điển hình ở khu vực quận Hoàn Kiếm được thiết kế ô bàn cờ, luôn có một sự hài hòa giữa các tòa nhà - vườn hoa - mặt nước. Trục đường Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông có những điểm nhấn về kiến trúc như: Ngân hàng Nhà nước - Bắc Bộ phủ - Nhà hát Lớn - Đại học Tổng hợp là một điển hình như thế. Đan xen những công trình kiến trúc là các vườn hoa: Diên Hồng, Cổ Tân, Tao Đàn...

Không gian Bắc Bộ Phủ hay Nhà khách Chính phủ (quận Hoàn Kiếm) đã trở thành một điểm sáng trong Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 để công chúng Thủ đô ghé thăm, lần đầu thưởng thức di sản chưa từng được mở cửa rộng rãi này.

1.jpg
Một thời kỳ lịch sử của Hà Nội vẫn còn dấu tích tại Bắc Bộ phủ. Ảnh: H.L

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Cụ thể là bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, tạo cơ chế thuận lợi thu hút nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển để Thủ đô xứng đáng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nhất là thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng "Thành phố sáng tạo" - Một động lực mới, thương hiệu mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận gắn với mục tiêu phát triển Thủ đô với tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, tập trung rà soát, bổ sung điều chỉnh Quy hoạch và chiến lược phát triển văn hóa Hà Nội phù hợp với giai đoạn phát triển mới; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội "Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" gắn với phát triển thị trường văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của thị trường văn hóa. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng của Thủ đô hướng tới xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hóa; đầu tư kiến tạo các công trình văn hóa mới tiêu biểu, có không gian cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô thời kỳ mới.

Xã hội

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

Trụ sở của Vinafood1 tại số 6 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: VNF
Đời sống

Vinafood1 sẵn sàng bình ổn giá gạo kịp thời khi cần thiết

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024, Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood1đã tích cực thu mua lúa gạo, nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng lượng gạo dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá và an ninh lương thực kịp thời.

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Xã hội

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

Trong 3 tuần triển khai (từ 15.10 - 8.11.2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là hoạt động xã hội được SeABank thường niên triển khai từ năm 2010 thông qua các hoạt động tập trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị
Xã hội

Tổng kết Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng nay, 14.11, Ban soạn thảo xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…