Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thành phố về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, địa phương, đơn vị từ thành phố đến cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, hướng dẫn số 167-HD/BTGTW và kế hoạch này phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, đơn vị mình.

kynangnghe-1671695411170405670615.jpg
Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo. Ảnh: Thu Cúc

Trong đó, cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của thành phố và Kế hoạch số 244-KH/TU ngày 24.9.2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 37-CT/TW đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; chú trọng rà soát, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 37-CT/TW và các văn bản liên quan, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đến phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề và trình độ sản xuất tại khu vực nông thôn; quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả và điển hình tốt sau học nghề.

Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, sửa đổi, cập nhật bổ sung nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế từng địa phương; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đào tạo nghề; chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho lao động nông thôn; chú trọng đào tạo thực hành cho lao động nông thôn, nhất là từ thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo.

Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tính chủ động của người học, gắn kết đào tạo nghề với học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở nông thôn.

Đổi mới công tác hướng nghiệp, thực hiện tốt phân luồng trong giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn nghề; tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hóa khu vực nông thôn. Triển khai thực hiện tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với người học và tình hình thực tiễn tại địa phương.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân; phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế của địa phương. Nghiên cứu, triển khai chương trình, ban hành chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030 gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030.

Triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể khu vực nông thôn; các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại phục vụ chuyển đổi nghề cho người dân do biến đổi khí hậu, tác động của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề và trình độ sản xuất tại khu vực nông thôn.

Thành ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu học nghề, việc làm của người dân, thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn. Tổ chức đào tạo nghề gắn với mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất quy mô lớn.

Triển khai các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; chính sách trong phát triển nhân lực, cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế; chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khỏe có nhu cầu tham gia thị trường lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; huy động sự tham gia, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tập trung triển khai các chương trình, chính sách ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người mất đất sản xuất do ảnh hưởng của các dự án. Đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề, khuyến khích vừa tổ chức học nghề kết hợp học văn hoá phổ thông để nâng cao kiến thức văn hoá và kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên trước khi tham gia thị trường lao động.

Nghiên cứu, tham gia ý kiến hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nghệ nhân, doanh nhân, người sản xuất giỏi, lao động có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề; khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề.

Thành ủy đề nghị Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân thành phố chỉ đạo nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường giám sát, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TW và kế hoạch này...

Đời sống

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Trụ sở của Vinafood1 tại số 6 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: VNF
Đời sống

Vinafood1 sẵn sàng bình ổn giá gạo kịp thời khi cần thiết

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024, Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood1đã tích cực thu mua lúa gạo, nông sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng lượng gạo dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá và an ninh lương thực kịp thời.

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em
Đời sống

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em

Trong công cuộc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, sự quan tâm, định hướng và giáo dục của nhà trường đóng vai trò không nhỏ. Nhằm tạo cho các em môi trường lành mạnh, trường học thân thiện và nền tảng ý thức bảo vệ bản thân, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) rất chú trọng tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”
Đời sống

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

Ngày 12.11 tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và các tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức cuộc họp Tổng kết chương trình “Tiến Về Phía Trước” giai đoạn 2023 – 2024 và lấy ý kiến đóng góp cho chương trình giai đoạn 2024 – 2028.

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường

Công ty Tân Hiệp Phát vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.