Tổng kết Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng nay, 14.11, Ban soạn thảo xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có: Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Trung tướng Hồ Quang Tuấn, cùng các đại biểu lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng, an ninh; và các Cục, Vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Quốc hội.

n1.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27.6.2024 gồm 7 chương, 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025. Luật đã thể chế thành công các quan điểm, chủ trương của Đảng về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQP, AN và ĐVCN) giúp hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm thống nhất, đầy đủ, khả thi; Luật xây dựng nhiều cơ chế đặc thù trên cơ sở 5 chính sách, trong đó nổi bật có các nội dung như: Hệ thống tổ chức cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt; Thành lập Tổ hợp CNQP bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu quả; Làm rõ trường hợp giao nhiệm vụ, trường hợp đặt hàng, trường hợp đấu thầu đối với cơ sở CNQP do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý; Lập quỹ CNQP, AN; Tạo nhiều cơ chế đặc thù về tài chính và đầu tư; Mở rộng đối tượng, lĩnh vực hoạt động trong ĐVCS; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, các quân khu trong việc khảo sát, lựa chọn, quản lý năng lực của các doanh nghiệp; Đặc biệt, được miễn trách nhiệm dân sự khi xảy ra rủi ro trong thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ theo nhiệm vụ được giao do nguyên nhân khách quan.

4.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, mặc dù thời gian gấp, nội dung khó, phức tạp, khối lượng công việc lớn nhưng với quyết tâm cao đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với 100% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua. Điều này khẳng định vị thế, tầm quan trọng của CNQP, AN đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, góp phần phát triển KT-XH và xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

n2.jpg
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các tập thể

Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo, Thượng tướng Phạm Hoài Nam biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã đảm bảo thời gian xây dựng dự án Luật trình Quốc hội. Thứ trưởng Phạm Hoài Nam đề nghị, trong thời gian tới các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp theo Quyết định số 717, ngày 27.7.2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV. Đồng thời giao Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chủ trì thực hiện Quyết định số 936, ngày 7.9.2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật. Ngoài ra, đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất.

n3.jpg
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các cá nhân
n4.jpg

Tại hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho các tập thể, cá nhân đã có đóng góp xuất sắc trong việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; trao Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp cho 10 tập thể và 29 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc tham gia xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Xã hội

Nguồn vốn chính sách ưu đãi đã làm thay đổi cơ bản cuộc sống người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Xã hội

Phú Thọ "chuyển mình" cùng tín dụng chính sách

Sau hơn 22 năm đồng hành với người dân miền đất Tổ, các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Phú Thọ thực hiện đã mang đến cho mảnh đất này một diện mạo tươi đẹp. Cái đói không còn; cái nghèo đang bị đẩy lùi một cách quyết liệt và bền vững. Kết quả đó đã bồi đắp thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền...

Lực lượng cảnh sát giao thông sẵn sàng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Giao thông

Xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc

Thời điểm dịp cuối năm lưu lượng xe nhiều, nhất là trên các tuyến cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Một số hành vi vi phạm chính: vi phạm về tốc độ; dừng đỗ không đúng quy định; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; đi không đúng phần đường; chuyển làn không đúng quy định; tránh, vượt, không tuân thủ quy định khi vào đường cao tốc…

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.

 Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến
Giao thông

Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện đang quản lý 16 tuyến luồng quốc gia với chiều dài 365,8 km thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, một phần của tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Theo đó, tổng số cảng, bến được công bố trong phạm vi quản lý là 55 cảng, 90 bến. Trong 11 tháng đầu năm 2024, các đơn vị thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I đã tiếp nhận 30.725 lượt với khối lượng hàng hoá thông qua là 58,8 triệu tấn.

 “Trách nhiệm - Nghĩa tình”
Đời sống

“Trách nhiệm - Nghĩa tình”

Ngày 5.12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Đoàn Thanh niên EVN đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức triển khai chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X với thông điệp “Trách nhiệm - Nghĩa tình”.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Nhiều cơ hội việc làm được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay tại ngày hội cho người lao động. (Ảnh: Thu Hằng)
Đời sống

Giải quyết việc làm thông qua việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước luôn được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm triển khai. Đây cũng được xem là nguồn lao động có tay nghề cao, cần được tận dụng và phát huy để nâng cao chất lượng cho thị trường lao động.

Thu hoạch lúa tại ĐBSCL
Đời sống

Bài cuối: Ưu tiên cao nhất cho khu vực

Mặc dù, ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng khẳng định không thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho người dân, doanh nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); song, vẫn có hiện tượng một số người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Nguyên nhân được cho là "thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt; thiếu dự án/phương án khả thi; nhiều hộ gia đình chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp và chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng..." - Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank LÊ VĂN TUẤN chia sẻ.

Không để ai bị bỏ lại phía sau!
Xã hội

Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với phương châm hành động "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ", NHCSXH Hà Nội đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn lấy lại tự tin; vượt lên chính mình và thực sự là những tấm gương "tàn nhưng không phế"...