Hợp tác ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính

Việt Nam được đánh giá có thành tích rất tốt trong giải quyết vấn đề ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới trong suốt 15 năm qua, và đã có nhiều mô hình hiệu quả, khiến Việt Nam trở thành quốc gia kiểu mẫu về thực hành tốt vì mục tiêu hợp tác Nam - Nam.

Ngày 4 - 5.10, tại Hà Nội, diễn Hội nghị tham vấn Nam - Nam về sự ưa thích con trai và đánh giá thấp con gái, và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, có sự tham dự của đại diện chính quyền và các chuyên gia từ các nước: Armenia, Azerbaijan, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Georgia và Việt Nam.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, cung cấp thông tin nhằm phát triển các kế hoạch hành động quốc gia, khu vực và toàn cầu tại các quốc gia thường xuyên xảy ra tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng các kế hoạch hành động cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm ngăn chặn tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, từ đó góp phần tăng cường hợp tác xuyên biên giới, hợp tác Nam - Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới và quyền về giới, để có thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

Hợp tác ngăn chặn tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh -0
Phiên khai mạc hội nghị

Báo động tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh

Năm 2020, thế giới “thiếu hụt” khoảng 142,6 triệu phụ nữ là hậu quả của sự ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Đây là một hình thức phân biệt giới tính phổ biến. Kể từ những năm 1990, một số khu vực đã chứng kiến tỷ lệ sinh con trai nhiều hơn đến 25% so với tỷ lệ sinh con gái.

Sự gia tăng việc lựa chọn giới tính khi sinh đang ở mức đáng báo động vì nó phản ánh sự đánh giá thấp vị thế của phụ nữ và trẻ em gái kéo dài liên tục, dẫn đến mất cân bằng giới tính, đồng thời có tác động có hại đến xã hội. Các trường hợp bạo lực tình dục và buôn bán người gia tăng cũng liên quan đến hiện tượng này.

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị tham vấn Nam - Nam về sự ưa thích con trai và đánh giá thấp con gái, và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới sáng 4.10, ông Bjorn Andersson, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNFPA nhấn mạnh: Chúng ta cần hiểu rõ rằng, tâm lý ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới trước hết là vấn đề bất bình đẳng giới và vi phạm nhân quyền của phụ nữ. Trẻ em gái và phụ nữ liên tục bị đánh giá thấp. Và họ tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Thậm chí nhiều gia đình chọn không sinh con gái.

“Trong bối cảnh đó, một lần nữa, UNFPA kêu gọi sự quan tâm, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xây dựng các chính sách và chương trình nhằm chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao gồm cả sự ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới”, ông Bjorn Andersson nói.

Hợp tác ngăn chặn tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh -0
Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNFPA Bjorn Andersson phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị

Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh

Ông Bjorn Andersson đánh giá Việt Nam có thành tích rất tốt trong việc giải quyết vấn đề ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới trong suốt 15 năm qua, và đã có nhiều mô hình hiệu quả, từ xây dựng chính sách, sửa đổi pháp luật như Luật Dân số, Luật Bảo hiểm xã hội… đến các chương trình sáng tạo như chương trình Làm cha trách nhiệm. Nhờ đó, Việt Nam trở thành quốc gia kiểu mẫu về thực hành tốt vì mục tiêu hợp tác Nam - Nam (hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển hiệu quả thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và công nghệ giữa các nước đang phát triển).

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, bình đẳng giới là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng quốc gia ổn định, đồng thuận và phát triển bền vững.

Sự chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam có xu hướng giảm, song vẫn thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới. Năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam là 112 bé trai/100 bé gái, và theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê điều tra năm 2019, đến năm 2034 Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới tuổi từ 15 - 49 và tới năm 2059, con số này lên đến 2,5 triệu người (tương ứng 9,5% dân số). Một số tỉnh ở miền Bắc có số bé trai gấp đôi số bé gái.

Hợp tác ngăn chặn tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh -0
Các đại biểu tham dự hội nghị tại Hà Nội

Sự mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không có sự can thiệp tích cực ngay từ bây giờ sẽ để lại những hệ lụy khôn lường cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc và cũng tác động nghiêm trọng đến bất bình đẳng giới, đến sự tiến bộ và vị thế của người phụ nữ trong xã hội

Để kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh theo mục tiêu đề ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, Việt Nam đã tăng cường hoàn thiện chính sách, pháp luật, triển khai nhiều giải pháp can thiệp như Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030…

Việt Nam cũng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến tuyên truyền, vận động để thay đổi tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.

Xã hội

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5
Xã hội

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Thực hiện Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 17.4.2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 792/BKHCN-CVT đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai một số nội dung để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong dịp nghỉ lễ.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Tháp biểu tượng The Pride cao 68m
Đời sống

Danko Riverside - Kỷ lục sống mới, niềm kiêu hãnh của Bắc Giang

Giữa làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ tại Bắc Giang, Danko Riverside vươn lên như bản giao hưởng kiến trúc kiêu hãnh. Với quy hoạch bài bản và tầm nhìn chiến lược, dự án Danko Riverside đang từng bước ghi dấu những “kỷ lục” ấn tượng, góp phần nâng tầm vị thế Bắc Giang trên bản đồ bất động sản Việt Nam.

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên
Xã hội

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên

Thời gian gần đây, khu vực gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao (Hà Nội), đoạn giáp ranh giữa phường Thụy Khuê và phường Liễu Giai, đang bị chiếm dụng để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng và máy móc thi công. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao
Xã hội

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là huyện có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” giai đoạn 2024-2026.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn
Đời sống

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, tại nhiều địa phương, mực nước sông, suối, hồ chứa công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm, nhiều hồ về mực nước chết khiến nông dân “gồng mình” tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công
Xã hội

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công

Chủ tịch nước Lương Cường quyết định tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2.9.1945 - 2.9.2025).