Hơn 17.000 ha rừng bị thiêu rụi, 32.000 người Pháp phải di tản vì nắng nóng

Nước Pháp ngày 18.7 trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm khi nhiệt độ nhiều nơi vượt quá 40 độ, đồng thời các đám cháy rừng ở miền Tây Nam tiếp tục lan rộng, thiêu cháy hơn 17.000 ha rừng và buộc 32.000 người phải đi sơ tán khẩn cấp.

Hơn 17.000 ha rừng bị thiêu rụi, 32.000 người Pháp phải di tản vì nắng nóng -0
Cháy rừng ở Tây Nam nước Pháp vẫn chưa được khống chế. Ảnh: Le Monde

Theo thông tin từ Cơ quan khí tượng quốc gia Pháp, trong ngày 18.7, mức nhiệt độ trên 40 độ C đã được ghi nhận tại nhiều địa phương trải dọc bờ biển phía Tây giáp Đại Tây Dương của Pháp, kéo dài từ Tây Bắc xuống Tây Nam, như 42 độ C ở thành phố Nantes hay 42,6 độ C ở Biscarrosse. Mức nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C cũng được ghi nhận ở hàng chục thành phố khác trong vùng Bretagne cũng như ngay tại thủ đô Paris. Rất nhiều nơi đã phá kỷ lục về mức nhiệt độ cao từ trước đến nay, đặc biệt là khu vực Tây Bắc vốn nổi tiếng mát mẻ của Pháp.

Trong ngày hôm nay (19.7), nắng nóng đỉnh điểm sẽ tiếp tục hoành hành tại Pháp nhưng chuyển dịch dần sang các tỉnh phía Đông. Riêng tại thủ đô Paris, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41 độ C.          

Nắng nóng gay gắt khiến cho tình hình cháy rừng tại Pháp càng thêm nghiêm trọng. Tại tỉnh Gironde ở Tây Nam, các đám cháy lan rộng đã thiêu rụi trên 17.000 ha rừng thông, đồng thời khiến thêm 16.000 người dân và du khách phải di tản.

Tổng cộng, kể từ ngày 12.7, đã có trên 32.000 người phải bỏ nhà cửa cũng như các khu cắm trại hè để lánh nạn, đã có ít nhất 5 trại hè bị hoả hoạn thiêu cháy. Nhà chức trách Pháp đã huy động trên 1.700 lính cứu hoả từ khắp các địa phương trên cả nước cùng hầu như toàn bộ số lượng máy bay chữa cháy để dập lửa nhưng vẫn chưa thể khống chế các đám cháy do nhiệt độ cao và gió mạnh lên tới 80km/h khiến ngọn lửa gần như không thể khống chế.

Tình hình cháy rừng nghiêm trọng tại Pháp và trước đó tại Bồ Đào Nha đang báo động nhiều nước khác tại châu Âu, khi các đợt nắng nóng trong hè được cho là sẽ còn tiếp diễn nhiều trong tháng 8, tháng vốn có nhiệt độ cao nhất trong năm. Theo Uỷ viên châu Âu phụ trách khủng hoảng, Janez Lenarcic, tình hình hiện nay rất đáng ngại với châu Âu.

"Năm ngoái châu Âu đã trải qua một mùa hè tệ hại khi phải 9 lần kích hoạt cơ chế bảo vệ dân sự của khối để phòng chống các vụ cháy rừng. Mùa hè năm nay châu Âu cũng đã 5 lần phải kích hoạt cơ chế này dù cao điểm mùa hè vẫn còn đang ở phía trước" ông Janez Lenarcic cho biết.

Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã công bố chiến lược “ba mũi tên”, bao gồm ​​duy trì thâm hụt tài chính của Mỹ ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP ở mức 3% mỗi năm và tăng sản lượng dầu khí lên tương đương ba triệu thùng mỗi ngày. Những mục tiêu tham vọng này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới điều mà thị trường tài chính mong đợi đó là tăng trưởng đi đôi với sự ổn định; tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính động thái của tân Tổng thống Donald Trump, cũng như phụ thuộc vào thực tế phức tạp về tài chính và thị trường.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quốc tế

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới những vấn đề “nóng” như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Động thái cho thấy ông đang hiện thực hóa các cam kết tranh cử.

Nguồn: AP
Quốc tế

Con đường tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động của Nhật Bản

Trong suốt ba thập kỷ, tiền lương tại Nhật Bản gần như trì trệ, gây ảnh hưởng đến sức mua và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2024, một bước ngoặt đáng chú ý đã diễn ra khi tiền lương danh nghĩa tăng 5,1%. Thành công này đến từ “cuộc tấn công tiền lương mùa xuân” - một truyền thống đàm phán hàng năm giữa công đoàn lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt được mức lương tốt hơn.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Cơ hội đan xen thách thức
Quốc tế

Cơ hội đan xen thách thức

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9%; trong khi đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực hơn, với tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Theo trang Thaipbsworld, mặc dù triển vọng kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng, song cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.