Hội thảo Văn hóa 2022: Hương ước phải trở thành tiếng nói chung của buôn làng

Trong xã hội truyền thống, hương ước đóng vai trò như một nguyên tắc định hướng chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên, theo TS. Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, vấn đề xây dựng hương ước theo tiêu chuẩn danh hiệu làng văn hóa có biến đổi và đang nảy sinh nhiều bất cập. 

Lời thề thiêng của thôn làng

Hương ước là văn bản thể hiện chuẩn mực, chế tài thực hiện mà cộng đồng thôn bản, buôn làng phải tuân theo. Văn bản này đã định hướng những nội dung cần phải thực hiện của thôn bản, buôn làng.

Trong xã hội cổ truyền, hương ước thường ngắn gọn, đề cập đến những vấn đề thiết thân của thôn bản, buôn làng như giải quyết tranh chấp lợi ích của các hộ gia đình trong thôn, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ rừng... Các nội dung này đều được hội nghị chủ hộ gia đình chủ động đưa ra bàn bạc. Sau khi thảo luận dưới sự điều hành của trưởng thôn, sự góp ý của hội đồng già làng, bản hương ước được thông qua dưới hình thức truyền miệng là chủ yếu (một số dân tộc có chữ viết có ghi chép thành từng điều khoản ngắn gọn).

Hương ước được thông qua trong cúng các vị thần chung của làng có thần làng về chứng giám. Do đó, hương ước cũng mang tính thiêng. Hương ước không chỉ cư dân làng ủng hộ mà còn được sự bảo trợ của các thần linh. Nhờ tính thiêng, trong một không gian thiêng (trưởng làng đọc hương ước và dân làng xin thề thực hiện) nên hương ước càng được tôn vinh trở thành một cương lĩnh, lời thề thiêng của cả thôn bản, buôn làng.

Hương ước phải trở thành tiếng nói chung của buôn làng -0
Phát huy vai trò của hương ước trong đời sống hiện đại. Ảnh: bvhttdl.gov.vn

Mỗi hương ước đều có điều khoản mang tính chất chế tài xử lý các hành vi vi phạm. Nhưng điều quan trọng hơn của hương ước là tiếng nói chung của cả thôn bản, buôn làng được thiêng hóa nên mọi thành viên đều nghiêm ngặt tuân theo hương ước.

Nội dung chung chung, cộng đồng không nhớ!

Hiện nay, vấn đề xây dựng hương ước theo tiêu chuẩn danh hiệu làng văn hóa có biến đổi và nảy sinh nhiều bất cập. Bản hương ước đều do cán bộ tư pháp xã soạn thảo theo các nội dung chung chung, vận dụng vào thôn bản, buôn làng nào cũng được. Nội dung của hương ước gồm rất nhiều điều. Khảo sát ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, các bản hương ước có từ 28 - 35 điều. Người soạn hương ước chọn lựa tất cả những yêu cầu của chính quyền đối với người dân để đưa vào hương ước (từ việc thực hiện chính sách, đóng nộp lệ phí đến việc phổ cập giáo dục tiểu học...).

Hầu hết các bản hương ước đều nhắc lại các văn bản luật một cách không cần thiết. Bản hương ước thông qua hội nghị dân thôn bản, buôn làng một cách hình thức. Sau khi dân thôn bản, buôn làng đồng ý cho đúng thủ tục, bản hương ước được Ban Tư pháp xã trình lên Ủy ban Nhân dân huyện có quyết định phê chuẩn. Bản hương ước của thôn Giàng Lân, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều điều mang thuật ngữ “phát triển bền vững”, “bình đẳng giới” mà chúng tôi phỏng vấn trưởng thôn cũng không hiểu!

Hương ước phải trở thành tiếng nói chung của buôn làng -1
Cần thay đổi nhận thức về hương ước. Ảnh: tuyengiao.vn

Hương ước trở thành hình thức, na ná giống nhau, không đề cập những vấn đề cơ bản của thôn bản, buôn làng dẫn đến tình trạng cộng đồng coi thường hương ước. Thậm chí, khảo sát ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; xã Tả Ngảo và xã Tả Phìn của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thì hầu hết các gia đình không nhớ hương ước đề cập đến vấn đề gì. Các tiêu chí xây dựng danh hiệu làng văn hóa được vận dụng vào nội dung hương ước cũng bị xem nhẹ. Năm 2019, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, không phê duyệt hương ước vì nội dung quá chung chung, không phù hợp với người Mông. Như vậy, chuẩn mực nếp sống văn hóa của thôn bản, buôn làng không được cộng đồng thực hiện nghiêm túc mà chủ yếu là lấy lệ.

Trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các thể chế phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng. Trong thể chế phi chính thức, hương ước là công cụ định hướng chuẩn mực quản lý xã hội, quản lý vấn đề bảo tồn di sản. Nhưng rất tiếc trong thực tiễn hiện nay, thành tố này lại không được coi trọng. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý và người dân phải thay đổi quan niệm, nhận thức về vai trò của hương ước trong hoạt động thực tiễn. Đây cũng là “khoảng trống” cần được các nhà khoa học, nhà quản lý thực tiễn nghiên cứu, chỉ đạo.

Văn hóa

Nương vào hơi thở truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Nương vào hơi thở truyền thống

Sự kết hợp họa sĩ và kiến trúc sư đã mở ra không gian đối thoại đặc sắc giữa di sản dân gian và sáng tạo đương đại. Đây không chỉ là sự kết hợp giữa nghệ thuật thị giác và kiến trúc, mà còn là lời mời gọi khám phá, giao thoa quá khứ và hiện tại thông qua lăng kính sáng tạo.

5 ấn phẩm tôn vinh văn hóa, lịch sử dân tộc
Văn hóa - Thể thao

5 ấn phẩm tôn vinh văn hóa, lịch sử dân tộc

Những năm qua, NXB Kim Đồng đã luôn nỗ lực đầu tư cho các sáng tác trong nước, cổ vũ khuyến khích các tác giả trẻ, đầu tư cho những ấn phẩm tôn vinh văn hóa, lịch sử dân tộc, các tác phẩm mang hơi thở thời đại mới mẻ trong hình thức thể hiện. Xin giới thiệu 5 ấn phẩm nổi bật năm 2024 của NXB Kim Đồng.

Bìa sách “Hành trình vì hòa bình”
Văn hóa - Thể thao

Giới thiệu hồi ức "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ngày 1.1, tại Hà Nội, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khai mạc sự kiện thường niên “Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”, trưng bày chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam” và tọa đàm giới thiệu ấn phẩm “Hành trình vì hòa bình” của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Một tiết mục tại Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023
Văn hóa

Giữ tâm tình câu ví, giặm Nghệ Tĩnh

10 năm kể từ khi được UNESCO ghi danh, dân ca ví, giặm đã và đang chứng minh sức lan tỏa mạnh mẽ, với những kết quả tích cực trong công tác truyền dạy di sản. Song để ví, giặm phát huy giá trị, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, rất cần sự quan tâm, đầu tư thiết thực hơn nữa của chính quyền các cấp.

Dấu ấn văn hóa 2024
Văn hóa

Dấu ấn văn hóa 2024

Năm 2024 tiếp tục có nhiều thuận lợi, thành công song cũng không ít khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam. Nhìn lại năm cũ để hướng đến năm mới có thêm nhiều niềm vui là cách chúng ta mong ước văn hóa, nghệ thuật nước nhà thực sự trở thành mục tiêu, động lực, hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Định vị hình ảnh Việt Nam mới
Văn hóa

Định vị hình ảnh Việt Nam mới

Với những góc nhìn độc đáo, giới trẻ đã và đang không ngừng phá vỡ giới hạn, sáng tạo ra các chương trình, tác phẩm hấp dẫn, từ điện ảnh, âm nhạc, đến mỹ thuật, sân khấu... Qua đó, không chỉ phản ánh đậm nét hơi thở cuộc sống đương đại mà còn góp phần định hình một Việt Nam mới, năng động và đầy màu sắc trên bản đồ văn hóa thế giới.

“Cú hích” bảo tồn, truyền nối tinh hoa dân tộc
Văn hóa

“Cú hích” bảo tồn, truyền nối tinh hoa dân tộc

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có nhiều chính sách mới với người thực hành di sản được kỳ vọng là cú hích bảo tồn, truyền nối tinh hoa dân tộc. Thông qua sự ghi nhận, tôn vinh, hỗ trợ tài chính không những tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, phát huy vốn quý mà còn thúc đẩy phát triển bền vững văn hóa dân tộc.